Trang Bìa > Bài Học Kinh Thánh > Tin Lành Mác > Các Từng Trời Mở Ra - 7/2010  


CÁC TỪNG TRỜI MỞ RA

"Vả, trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đến từ Na-xa-rét là thành xứ Ga-li-lê, và chịu Giăng làm phép báp-tem dưới sông Giô-đanh. Vừa khi lên khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra, và Đức Thánh-Linh ngự xuống trên mình Ngài như chim bò câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường." (Mác 1:9-11)

Kính thưa hội thánh yêu dấu trong danh Chúa Cứu Thế Giêxu.

a.Tôi không biết có bao nhiêu người trong quí vị quen thuộc với "túi tiết kiệm chỗ". Những túi đó được quảng cáo trên truyền hình trong nhiều năm và bây giờ quí vị có thể mua nó ở chợ Costco. Chúng tôi cũng có một số túi nầy ở nhà. (Không, không phải tôi nhận tiền hoa hồng để quảng cáo những túi đó đâu). Những túi nầy được dùng để tiết kiệm chỗ chứa trong nhà. Quí vị có thể để mền, tấm đắp, quần áo và những thứ khác vào trong những túi nầy. Đóng lại và hút hết không khí bên trong ra. Kết quả là một cái túi đã được đè nén bằng khoảng một phần ba kích cở trước kia. Khi mở túi ra, không khí luồn vào bên trong, vải căng ra lấy lại hình dạng và kích cở nguyên thuỷ của nó.

b. Phúc âm Mác giống như vậy trong một cách nào đó. Mác đã lấy ra tất cả những dài dòng và chỉ để lại cho chúng ta những chi tiết căn bản của câu chuyện mà ông muốn chúng ta biết về Chúa Giêxu. Kết quả là một Phúc âm ngắn và súc tích. Những câu chuyện thì ngắn nhưng đạt được điểm muốn nói. Có nhiều điều được nói đến chỉ trong vài chữ. Điều mong đợi là những ai đọc sách Phúc âm Mác có thể thêm vào những chi tiết khi họ trở nên quen thuộc với các sách Phúc âm khác và thấy nó dưới ánh sáng của phần còn lại của Thánh Kinh. Đó là khi Thánh Kinh giải nghĩa Thánh Kinh và thêm vào những chi tiết sứ điệp của Mác mà chúng ta bắt đầu thấy sự vinh hiển của việc Đấng Christ đến và vẻ đẹp cùng sự khôn ngoan linh cảm của phân đoạn nầy. Chúng ta thấy được chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời được mở ra trong lịch sử không phải là ngẫu nhiên nhưng có ý định. Lịch sử của sự cứu chuộc mở ra tiết lộ một kế hoạch thống nhất từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt. Nó phô bày sự khôn ngoan, kỳ công của Đức Chúa Trời và chương trình cứu rỗi của Ngài. Không có con người kỳ tài nào có thể lập kế hoạch rất hay cho hơn 1000 năm và thật sự diễn nó ra trên sân khấu của lịch sử nhân loại. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể hoạch định và điều khiển tiến trình của lịch sử để phục hồi con người sa ngã trở lại cùng Ngài.

c. Sự cô đọng của phân đoạn Kinh Thánh chúng ta hôm nay để lại cho chúng ta những dữ kiện thật giới hạn. Chúng ta được cho biết rằng Chúa Giêxu từ xứ Galilê đi xuống để được Giăng làm báp tem tại sông Giôđanh. Chúng ta không được cho biết tại sao Ngài làm điều nầy, chỉ thực tế cho biết rằng Ngài chịu phép báp tem. Chúng ta cũng được cho biết rằng Chúa Giêxu thấy Đức Thánh Linh ngự xuống giống như chim bồ câu đậu trên Ngài, đồng thời có tiếng từ trời phán rằng Chúa Giêxu là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời là Con mà Ngài đẹp lòng mọi đàng. Đức Chúa Trời khẳng định danh tánh của Chúa Giêxu là Con của Ngài và sự hài lòng của Ngài nơi Chúa Giêxu. Nhưng đây có phải là tất cả những gì sách Phúc âm nầy nói cho chúng ta? Chúng ta có thể bước sang phân đoạn kế tiếp được không? Không! Mác mong đợi người đọc liên hệ với các phần khác của Kinh Thánh. Ông muốn chúng ta đào sâu hơn những chữ nầy. Không phải dùng sự tưởng tượng của chúng ta để điền vào chỗ trống, nhưng dùng Kinh Thánh để giải nghĩa Kinh Thánh. Áp dụng những gì chúng ta biết về lời của Đức Chúa Trời để đổ đầy cho chúng ta sứ điệp của Phúc âm.

d. Hôm nay chúng ta muốn đào sâu phân đoạn Kinh Thánh nầy để xem xét phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta dạy chúng ta về điều gì:

i. Trước hết, y nghĩa của việc Chúa Giêxu chịu báp tem.
ii. Kế đến, sự hé mở của các từng trời.
iii. Và cuối cùng, tiếng phán từ trời.

I. Ý nghĩa của việc Chúa Giêxu chịu báp tem

A. Khi suy nghĩ về ý nghĩa Chúa Giêxu chịu báp tem bởi Giăng chúng ta trước hết phải hiểu báp tem là gì. Sách Phúc âm tự nó cho chúng ta vài hướng dẫn làm sao để chúng ta hiểu được báp tem có ý nghĩa gì trong đoạn 10:38. Ở đây Chúa Giêxu đáp lời của các con trai Xêbêđê là những người muốn chỗ ngồi danh dự trong vương quốc của Đấng Christ với câu hỏi, "Các ngươi có uống được chén ta uống, và chịu được phép báp-tem ta chịu chăng?" Trong phân đoạn nầy Đấng Christ nói về sự chết và sự thương khó mà Ngài phải mang thay cho dân Ngài. Ngài phán về sự chịu khổ dưới cơn thạnh nộ và phán xét của Đức Chúa Trời bày tỏ trên Ngài để đem lại sự cứu rỗi cho chúng ta. Có những khúc Thánh Kinh khác cũng liên kết báp tem với sự phán xét của Đức Chúa Trời như trong 1Côrinhtô 10:1-2. Sự dân Ysơraên được giải cứu bởi Đức Chúa Trời ngang qua biển đỏ được gọi là báp tem. Dân Ysơraên được giải thoát qua nó nhưng đạo quân Aicập đã bị báp tem với sự chết. Cũng giống như vậy, cơn nước lụt cũng được gọi là một kiểu báp tem như trong 1Phierơ 3. Một lần nữa, những kẻ gian ác bị phán xét, nhưng Đức Chúa Trời cứu dân Ngài qua nó. Quí vị có thể mở ra trong Rôma đoạn 6:3 rằng những ai chịu báp tem trong Đức Chúa Giêxu Christ là chịu báp tem trong sự chết Ngài. Trong khi báp tem biểu hiện nhu cầu tẩy sạch tội lỗi của chúng ta, nó cũng là một minh họa sống động rằng tiền công của tội lỗi là sự chết.

B. Điều nầy, được phụ thêm với thực tế rằng Giăng ở trong đồng vắng tăng thêm lòng tin vào ý kiến cho rằng phép báp tem của Giăng liên quan đến sự công chính của Đức Chúa Trời và nhu cầu cần được tẩy sạch. Đồng vắng là nơi lưu lạc của dân Ysơraên trong bốn mươi năm dưới sự rủa sả của Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của họ và nơi mà cả thế hệ phải chết dưới sự rủa sả đó.

C. Như tôi đã đề cập lần vừa qua rằng một trong những lý do mà dân Ysơraên và Giuđa đến để chịu Giăng làm phép báp tem trong đồng vắng là bởi vì họ tin Giăng là một đấng tiên tri. Ông đã loan báo sự đến của ngày của Chúa. Các tiên tri của Ysơraên thường được sai đến để loan báo sự phán xét đang đến và khuyến cáo dân sự ăn năn. Dân Giuđa đã biết đủ về sự đoán phạt của Đức Chúa Trời và họ không muốn đến dưới sự đoán phạt đó nữa. Họ đi đến đồng vắng để nghe Giăng và chịu báp tem bởi vì họ sợ sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.

D. Hiểu được phép báp tem dưới ánh sáng đó giúp làm sáng tỏ sự khác nhau giữa báp tem của Giăng và báp tem của Chúa Giêxu. Phép báp tem của Giăng liên quan đến sự phán xét, tội lỗi và sự chết - tiền công của tội lỗi trong sự phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời và nhu cầu cho sự ăn năn. Nó minh họa nhu cầu của người ta cần được rửa sạch tội lỗi của họ. Nhưng đó là mức xa nhất mà phép báp tem của Giăng đạt đến. Phép báp tem của Giăng không thể ban cho sự sống. Nó không thể phục hồi mối thông công lại với Đức Chúa Trời. Nó không thể làm tẩy sạch và thánh hóa tấm lòng của con người. Chỉ có Đức Thánh Linh mới làm được việc ấy. Thánh Linh là thần ban sự sống. Ngài là Đấng hà hơi sống vào lòng người trong Sáng thế Ký. Ấy là Thánh Linh của Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta nên tạo vật mới trong Đấng Christ - ban cho chúng ta sự sống và biến đổi chúng ta trở nên ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Đây là phép báp tem của Đấng Christ và vì sao nó cao trọng hơn phép báp tem của Giăng.

E. Nhưng Chúa Giêxu chịu báp tem của Giăng. Ngài đến từ xứ Galilê vào trong đồng vắng nơi Giăng đang làm báp tem và chính Ngài cũng chịu báp tem bởi Giăng. Tại sao Chúa Giêxu đến để chịu báp tem bởi Giăng? Có phải Ngài đến sông Giôđanh giống như những người khác, xưng nhận tội lỗi của họ và tiếp nhận phép báp tem của sự ăn năn để được tha thứ tội lỗi? Có phải Ngài đáng chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời? Ngài có cần được tẩy sạch tội lỗi của Ngài không? Rõ ràng là không. Chúng ta được cho biết trong sách Hêbơrơ rằng Chúa Giêxu giống chúng ta trong mọi cách, nhưng Ngài không có tội. Ngài không làm điều gì để xứng đáng chịu sự thạnh nộ hay phán xét của Đức Chúa Trời. Ngài không có gì để xưng tội hoặc ăn năn. Sự tương phản giữa câu 5 và câu 9 nhấn mạnh thực tế nầy. Những câu nầy giống nhau ngoại từ cụm "xưng nhận tội lỗi của họ". Chúa Giêxu không có tội để xưng ra và Ngài không xưng tội.

F. Nhưng tại sao Chúa Giêxu chịu Giăng làm phép báp tem? Ngài chịu phép báp tem bởi vì Ngài gắn liền chính Ngài với dân sự Ngài. Ngài mang tội lỗi của họ trên chính Ngài. Ngài gánh chịu cơn thạnh nộ và rủa sả của Đức Chúa Trời trên chính Ngài vì cớ tội lỗi của chúng ta. Ngài chịu phép báp tem bởi vì trong sự gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài, Ngài phải nhận lấy sự phán xét của Đức Chúa Trời trên chính Ngài. Ngài trở nên có tội và nhơ nhớp bởi vì tội lỗi của chúng ta chất trên Ngài. Ngài phải được thanh tẩy, không phải vì tội lỗi của chính mình nhưng vì tội lỗi của chúng ta. Phép báp tem Ngài chịu mô tả trước sự rủa sả sẽ đặt trên Ngài vì cớ tội lỗi của chúng ta - sự chết của Ngài trên thập tự giá.

G. Khi chúng ta nhìn đến báp tem của Chúa Giêxu chúng ta được hiểu rằng Ngài đi đến sông Giôđanh để chịu báp tem thay cho chúng ta. Ngài chịu báp tem của Giăng cho sự tha thứ tội lỗi của chúng ta. Nhờ đó chúng ta có thể thoát khỏi cơn thạnh nộ và phán xét của Đức Chúa Trời. Chúng ta được thấy rằng báp tem của Chúa Giêxu hướng chúng ta tới phần cuối của sách Phúc âm Mác ở đó Chúa Giêxu chịu thương khó và chịu chết, nhận lấy chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời cho tội lỗi của chúng ta. Thật không thể nhấn mạnh đủ sự nguy kịch thế nào của điều nầy cho chúng ta. Trừ khi Đấng Christ gánh chịu đoán phạt, chúng ta sẽ chết trong đồng vắng. Trừ khi Chúa Giêxu trả thay tội lỗi cho chúng ta, ngày của Chúa là ngày khủng khiếp, chúng ta không ai đứng nổi. Ấy là trong phép báp tem của Đấng Christ mà chúng ta chịu báp tem để được sạch tội lỗi mình.

H. Một điều lý thú khác nữa đáng chú ý ở đây là thực tế chỉ một mình Chúa Giêxu đến từ xứ Galilê mà thôi. Khúc Kinh Thánh nhấn mạnh rằng tất cả đến từ xứ Giuđê và Giêrusalem để chịu phép báp tem nhưng chỉ một mình Chúa Giêxu được đề cập là đến từ xứ Galilê. Galilê nằm về phía bắc của Ysơraên. Nó là một chỗ mà người Dothái và người ngoại bang sống chung lộn với nhau. Thông thường, những người Dothái giữ luật định cư gần đền thờ và Giêrusalem hơn. Galilê là vùng xa thành thị. Xa khỏi Giêrusalem cho là xa cách Đức Chúa Trời. Từ vùng ấy chỉ có một người đến. Là người đại diện cho nhiều người. Đại diện cho những người cần đến tin lành. Ngài đến một mình chịu phép báp tem cho những tội nhân. Sự mỉa mai nầy cũng thật thú vị. Trong sách Phúc âm Mác chúng ta đi từ chức vụ của Đấng Christ tại vùng Galilê, nơi mà Ngài được chấp nhận khá hơn tại Giêrusalem. Khi Ngài đến gần Giêrusalem và Giuđê chừng nào thì sự chống đối Ngài càng tăng lên chừng nấy. Sự mỉa mai ở đây là dân chúng Giêrusalem tiếp nhận phép báp tem của Giăng và từ chối Chúa Giêxu. Họ muốn chạy trốn khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nhưng họ từ chối phương cách. Dân Galilê không tiếp nhận báp tem của Giăng nhưng tiếp nhận Đấng Christ. Đấng Christ chịu báp tem cho họ.

II. Sự hé mở của các từng trời

A. Ngay sau khi chịu báp tem, khi Chúa Giêxu ra khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống trên Ngài. Chữ được dịch là "tách ra" trong khúc Kinh Thánh của chúng ta đến từ chữ Hilạp là "schism". Nó có ý nghĩa là bị xé rời từng phần hay bị xé rách. Theo một số bản dịch các từng trời bị xé ra. Các từng trời được mở ra.

B. Thực tế rằng các từng trời bị xé ra ám chỉ rằng có một vật ngăn chặn lại trước đó. Một chướng ngại ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và loài người. Một khi Chúa Giêxu chịu phép báp tem tại sông Giôđanh bởi Giăng, thì các từng trời được mở ra. Đức Chúa Trời mở các từng trời để sai Thánh Linh của Ngài xuống ngự trên Con một của Ngài và loan báo sự hài lòng của Ngài về Con ấy. Chướng ngại vật ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và con người đã bị tan vỡ trong sự đến của Đấng Christ.

C. Sự xé rách hay mở ra của các từng trời trong phân đoạn hôm nay được lặp lại một lần nữa nơi phần cuối của sách trong đoạn 15:38-39 nơi cùng một chữ Hilạp được dùng. Bức màn ngăn cách giữa nơi chí thánh và nơi thánh trong đền thờ cũng từng trải một sự xé rách - một sự xé. Nó bị xé ngay tức thì sau khi Chúa Giêxu từng trải báp tem của sự chết trên thập tự giá như Ngài đã phán với các con trai của Xêbêđê trong đoạn 10. Khi Ngài gánh chịu sự đoán phạt của Đức Chúa Trời cho tội lỗi của chúng ta thì màn trong đền thờ bị xé. Nơi chí thánh trong đền thờ là hình ảnh về nơi ngự của Đức Chúa Trời. Một hình ảnh của thiên đàng. Một lần nữa, sứ điệp cho chúng ta là con đường đến cùng Đức Chúa Trời đã được mở ra. Nó được mở ra bởi Con của Đức Chúa Trời là Đấng gánh chịu sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời cho dân Ngài.

D. Đồng thời nó cũng là một sự ứng nghiệm của lời tiên tri. Trong Êsai 64:1, vị tiên tri cầu nguyện cho ngày mà khi các từng trời bị xé ra và Chúa ngự xuống. Mác đang kể cho chúng ta một cách rõ ràng rằng điều nầy đã xảy ra. Chúa đã đến để ngự giữa dân Ngài. Ngài đã mở một con đường từ thiên đàng xuyên qua Con Ngài, Chúa Giêxu Christ. Mô hình được thiết lập trong Xuất Êdíptô Ký nơi trước kia Đức Chúa Trời đã mở các từng trời và ngự xuống trên núi Sinai, dân sự phải dọn mình sẵn sàng - họ phải tự làm ra thánh và rửa mình. Bây giờ trong khúc Kinh Thánh của chúng ta, đầu tiên chúng ta thấy dân Ysơraên được thánh hóa nhưng các từng trời không mở ra cho đến khi Đấng Christ được thánh hóa. Ấy là Chúa Giêxu, nói cách khác, là Đấng dọn đường cho Chúa khi Ngài là Đấng thật sự thánh hóa và làm sạch tấm lòng của chúng ta.

E. Các từng trời mở ra và Thánh Linh ngự xuống. Đấng Christ sẽ làm phép báp tem bằng Đức Thánh Linh, nhưng trước hết chính mình Ngài chịu phép báp tem bởi Đức Thánh Linh. Chịu khổ dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời nhưng Đức Thánh Linh làm cho Ngài sống lại. Xin xem Rôma 8:11. Phân đoạn Kinh Thánh không chỉ báo trước sự chết của Đấng Christ nhưng cũng biểu hiện trước sự sống lại của Ngài.

F. Trong Đấng Christ chúng ta cũng được ban cho Thánh Linh. Ngày lễ Ngũ tuần. Trái đầu mùa của thiên đàng.

G. Sự mở ra của thiên đàng có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta có thể có mối thông công với Đức Chúa Trời. Sự ngăn cách bởi tội lỗi đã bị cất đi bởi Đấng Christ. Thiên đàng là của chúng ta.

III. Tiếng phán từ trời

A. Cuối cùng, câu chuyện Chúa Giêxu chịu báp tem chấm dứt với tiếng phán của Chúa từ trời. Tiếng phán ấy tuyên bố Chúa Giêxu là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời và Ngài đẹp lòng về Con ấy. Cựu ước có nói về các Con của Đức Chúa Trời trong một vài dịp. Khi nhắc đến thì Cựu ước để mắt đến Con của Đức Chúa Trời. Trong khúc Kinh Thánh của chúng ta sự độc nhất của vai trò làm con của Đấng Christ được nhấn mạnh bởi chữ yêu dấu. Cùng một chữ đó được dùng trong Sáng thế Ký 22 mô tả Ysác là con độc nhất của Ápraham.

B. Lời tuyên bố vai trò làm con của Chúa Giêxu có nguồn gốc trong Cựu ước. Chúng ta thấy khúc Kinh Thánh nầy dùng ngôn ngữ trong Thi thiên 2:7. "Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi". Thi thiên nầy rõ ràng nói đến Đấng Mêsi. Nó nói trước sự lên ngôi của con của Đavít là Đấng ngồi trên ngôi trong vương quốc của Đức Chúa Trời đời đời (2Samuên 7). Sự loan báo của tiếng phán của Chúa xác minh Đấng Christ là vua ấy. Vua đời đời, ngồi trên ngôi Đavít. Ngài sẽ phá tan kẻ thù của Chúa và ban phước cho ai tin cậy Ngài.

C. Ngôn ngữ đó cũng phản ánh sự dạy dỗ trong Êsai 42, "Nầy, đầy tớ ta đây, là kẻ ta nâng đỡ; là kẻ ta chọn lựa, là kẻ mà linh hồn ta lấy làm đẹp lòng. Ta đã đặt Thần ta trên người, người sẽ tỏ ra sự công bình cho các dân ngoại." Điều nầy đến trong bối cảnh của sự dạy dỗ của Êsai về sự chịu khổ của Đầy tớ của Đức Chúa Trời. Đầy tớ sẽ dẫn dắt dân Ngài ngang qua đồng vắng để vào trong đất là cơ nghiệp của họ. Chúa Giêxu được mô tả là Đấng vĩ đại hơn Môise. Đấng dẫn dân Ngài vào thiên đàng. Ngài làm trọn vai trò nầy như là đầy tới chịu khổ, chịu chết cho dân Ngài.

D. Chúng ta cũng thấy điểm tương tự trong khúc Kinh Thánh nầy với Sáng thế Ký 22:2, "Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác". Trong bối cảnh này Ápraham được bảo hi sinh con một của ông là Ysác. Chúng ta không có thời gian để giải thích đầy đủ phân đoạn nầy nhưng rõ ràng điều mà Ápraham được yêu cầu làm chỉ về sự hi sinh của Đấng Christ khi mà Đức Chúa Trời thật sự phó Con Ngài đến chết để cứu dân Ngài, qua Đấng đó các dân tộc trên thế gian được phước.

E. Cũng có một vài hàm ý ở đây. Ađam được gọi là con của Đức Chúa Trời được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Chúa Giêxu là Ađam cuối cùng sẽ được đưa vào đồng vắng không lâu sau đó để chịu thử nghiệm bởi ma quỉ. Ngài sẽ thành công trong khi Ađam bị thất bại.

F. Dân Ysơraên cũng được gọi là con của Đức Chúa Trời trong Sáng thế Ký 4:23. Chúa Giêxu là dân Ysơraên cuối cùng là Đấng thành công nơi mà dân Ysơraên thất bại.

G. Tiếng phán của Chúa không chỉ kêu gọi chúng ta nhìn lại phía sau nhưng nhìn về phía trước. Một lần nữa sự dạy dỗ của phân đoạn Kinh Thánh được lặp lại ở phần cuối của sách khi chúng ta nghe tiếng của thầy đội trong đoạn 15. Ngay sau khi bức màn trong đền thờ bị xé đôi. "Người nầy quả thật là Con của Đức Chúa Trời". Đức Chúa Trời và người đều làm chứng cho thực tế rằng Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời và là người. Đấng Mêsi.

H. Điều đầy ý nghĩa cho chúng ta hôm nay là lời tuyên bố của Chúa, phán về vai trò làm con của chúng ta trong Đấng Christ. Chúng ta được nhận làm con nuôi, con trai con gái của Chúa. Hễ ai xưng nhận Đức Chúa Trời trước mặt thiên hạ thì Ngài sẽ xưng họ trước mặt Cha. 1Giăng 3, chúng ta là những người trong Đấng Christ được Chúa yêu thương như là con cái của Ngài.

I. Cuối cùng. Ba Ngôi - tất cả ba. Không phải thuyết một ngôi.

Kết luận:

Thưa dân sự của Đức Chúa Trời, báp tem của Đấng Christ có nhiều điều dạy cho chúng ta. Chúa Giêxu nhận lấy án phạt thay cho chúng ta trên cây thập tự. Ngài phó sự sống Ngài cho chúng ta và ban cho chúng ta Thánh Linh. Trong Ngài, chúng ta trở nên con của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đứng trước mặt Ngài là những người ở trong Đấng Christ thì tiếng của Chúa tuyên bố cho chúng ta: Được lắm! Hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín. Amen.

Thánh Kinh | Bài Học Kinh Thánh | Đời Sống & Đức Tin | Tìm Hiểu Tin Lành

Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến. (Mathiơ 24:14)