MỘT BẮT ĐẦU MỚI TUYỆT VỜI
"Đầu Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ, là Con Đức Chúa Trời." Mác 1:1
Kính thưa hội thánh yêu dấu trong Chúa Cứu Thế Giêxu.
a. Trong một vài tháng nữa lịch sẽ chuyển từ năm 2005 sang năm 2006. Bây giờ tôi muốn hỏi các em nhỏ. Chúng ta sống trong năm 2005 có nghĩa là gì? Tại sao chúng ta sử dụng con số đặc biệt đó? Con số đó nói cho chúng ta điều gì? Nó có nghĩa là chúng ta đang sống trong năm 2005 sau Chúa (AD). Chữ AD là viết tắt của hai chữ Latin "Anno Domini", nghĩa trong tiếng Việt là "Năm của Chúa chúng ta". Vì vậy, khi chúng ta nói chúng ta sống trong năm 2005 tức là chúng ta nói rằng mình đang sống vào năm 2005 sau khi Chúa Giêxu Christ sinh ra. Nói về phạm vi chuyên môn, lịch đã tính sai vài năm. Ban đầu khi tính lịch là vào năm 556 sau Chúa, một tu sĩ Cơ Đốc Giáo tên là Dionyseius Exiguus đã cố gắng xác định năm sanh của Đấng Christ đã tính sai thiếu mất 4-5 năm so với năm sinh được chấp nhận phổ biến. Như vậy, nếu quí vị muốn chính xác hơn, chúng ta có thể nói mình đang sống trong năm 2009 hoặc 2010 sau Chúa. Tôi đề cập đến điều đó để nêu rõ vấn đề nầy. Đó là có một nhìn nhận phổ biến về dấu ấn sâu đậm đã xảy ra hơn 2000 năm trước đây. Nó rất trọng đại đến nỗi năm của chúng ta trên lịch được tính dựa vào sự vào đời của Ngài. Lịch sử đã được chia ra hai phần, trước và sau Chúa (BC & AD).
b. Sự vào đời của Đấng Christ vén lên bức màn của trang sử mới. Nó bắt đầu thật tươi mới. Ngài mang đến cho chúng ta Tin lành. Là hi vọng giải hòa với Đức Chúa Trời. Không có gì là ngạc nhiên khi Ngài được đặt ở trung tâm điểm của lịch sử nhân loại. Ngài là trung tâm điểm của tất cả trong lịch sử. Mác đã mở màn với điều đó trong trí khi ông viết sách Phúc âm Mác. Đây là biến cố độc nhất và vô cùng quan trọn trong tất cả mọi thời đại. Không gì có thể thay thế nó được. Chúa Giêxu vào đời là một khởi đầu mới. Nó là tin tốt nhất trong lịch sử nhân loại. Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đã đến.
c. Quí vị có thể cho rằng câu đầu tiên của Phúc âm Mác thiếu sót một vài điều gì đó. Giáo sư Anh Văn sẽ chỉ ra ngay điểm thiếu sót đó. Quí vị có thấy thiếu điều gì không? Nếu quí vị nhìn kỹ sẽ thấy câu mở đầu nầy thiếu động từ. Nó là một câu không đầy đủ. Câu nầy thiếu động từ hàm ý rằng nó là một tựa đề hoặc rao báo hay thông cáo. Như vậy nó giới thiệu cho chúng ta đại ý hoặc trung tâm điểm của Phúc âm. Chúng ta sẽ thấy nó là tóm tắt của một sứ điệp được đặt trên chi tiết vĩ đại hơn. Mác vào đề loan báo cho độc giả về bắt đầu của Tin lành của Chúa Cứu Thế Giêxu, Con Đức Chúa Trời. Ông muốn chúng ta nhìn thấy sự vào đời của Đấng Christ với một cảm xúc ngạc nhiên sửng sốt. Ông muốn chúng ta bị lôi cuốn vào câu chuyện về Đấng Christ, và sau đó để Phúc âm dẫn chính chúng ta vào một sự bắt đầu mới trong Đấng Christ.
d. Bây giờ tôi muốn chúng ta phân tích câu Kinh Thánh nầy từng phần một.
i. Trước hết chúng ta sẽ xem xét sự bắt đầu mới được mở ra bởi Đấng Christ.
ii. Kế đến chúng ta sẽ xem về bản chất của Phúc âm.
iii. Cuối cùng chúng ta sẽ nghiệm về Đấng là trung tâm điểm của Phúc âm - Chúa Giêxu Christ, Con của Đức Chúa Trời.
I. Bắt Đầu Mới:
A. Mác mở đầu Phúc âm với những lời như âm thanh quen thuộc. Chữ "Đầu" (Ban đầu) nhắc những ai quen thuộc với Thánh Kinh về sách đầu tiên của Kinh Thánh - Sách Sáng thế-ký - Sách nầy cũng bắt đầu với chữ ban đầu. Sách Sáng Thế-ký bắt đầu với sự tạo dựng nên thế giới. Đức Chúa Trời phán thì tất cả mọi vật hiện hữu. Ngài làm nên chúng ra từ chỗ không không. Ngài thở hơi thở của sự sống vào thân thể của Ađam, người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dựng nên mọi vật hết thảy đều tốt đẹp. Không có một dấu bẩn của tội lỗi, và mối thông công giữa Đức Chúa Trời với loài người rất ngọt ngào. Nhưng sự ngọt ngào của mối thông công đó đã bị tan vỡ từng mãnh khi Ađam ăn trái cây cấm khiến cho tất cả nhân loại cùng với ông sa vào tội lỗi.
B. Sự vào đời của Đấng Christ là một bắt đầu mới. Ngài dẫn vào một sự tạo dựng mới. Một lần nữa có sự giải hòa giữa người và Đức Chúa Trời, cùng phục hồi mối tương giao trọn vẹn. Chúa Giêxu, như là Ađam thứ nhì. Ngài đắc thắng nơi mà Ađam sa ngã. Người ta có thể thấy những đại ý của sự sáng tạo nầy một cách dễ dàng trong phần mở đầu của sách Phúc âm Mác. Chúa Giêxu bị ma quỉ cám dỗ giống như Ađam. Ngài ở giữa thú dữ nhưng hề tổn hại. Ngài đuổi quỉ là điều đáng lý ra Ađam phải làm với Satan. Ngài đảo ngược ảnh hưởng của sự rủa sả. Phục hồi những người đau yếu cho được mạnh lành. Chúa Giêxu là Đấng đã đến tạo dựng lại những gì đã bị hủy phá bởi tội lỗi và sự phản loạn của con ngưới. Trong Đấng Christ có một bắt đầu mới cho những ai thuộc về Ngài. Chắc chắn công việc của sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời gây cảm ứng để chiêm ngưỡng nhưng công việc của Đấng Christ trong sự tái tạo cũng là một công việc tuyệt vời đáng cho sự kinh ngạc sửng sốt.
C. Thực thế, khi có một bắt đầu thì cũng ám chỉ có điều gì đó đã chấm dứt. Như vậy điều đã chấm dứt đó là gì? Câu trả lời đơn giản đó là thời kỳ Cựu ước đã chấm dứt và chúng ta bước vào một thời đại mới. Cựu ước với những kiểu mẫu và hình bóng của nó được thay thế bởi một người, Chúa Giêxu Christ, là Đấng mà những kiểu mẫu và hình bóng đó chỉ đến. Nó đánh dấu sự chấm dứt của những thất bại liên tục của dân Ysơraên và những sự rủa sả không thể nào tránh khỏi sẽ theo sau. Tại đây chúng ta có một sự bắt đầu mới sẽ nâng con cái của Đức Chúa Trời từ chốn ao tù của tội lỗi và xấu hổ cùng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, phục hồi họ một lần đủ cả đến sự bình an và hòa hợp lại cùng Đức Chúa Trời.
D. Thực tế rằng Phúc âm bắt đầu với những chữ "Bắt đầu" cũng khiến chúng ta nhìn về phía trước. Nếu đây là bắt đầu thì cái gì tiếp theo và khi nào chấm dứt. Sự chấm dứt của Phúc âm thì bỏ ngỏ. Phúc âm nói về đời sống của Đấng Christ và sự chết của Ngài nhưng khi sách Phúc âm chấm dứt rõ ràng là Phúc âm vẫn còn tiếp tục. Phúc âm không chấm dứt với sự chết và sống lại của Đấng Christ. Nó vẫn còn tiếp tục cho đến hiện tại. Chúng ta là một phần của câu chuyện đang tiếp diễn khi đời sống của chúng ta được đổi mới bởi Phúc âm ngay cả đời sống của những người được tác động bởi Đấng Christ nhờ chính Phúc âm ấy. Thực tế Phúc âm, trong Mác 13:31, trích lời của Chúa Giêxu, cho chúng ta biết rằng "Trời đất sẽ qua đi, song lời ta không bao giờ qua đâu."
Đ. Phúc âm nầy kêu gọi chúng ta bước vào một sự bắt đầu mới trong Đấng Christ. Chúng ta được kêu gọi ra khỏi đời sống tội lỗi và cảnh khốn khổ. Chúng ta được cho biết đời sống trước kia chỉ là quá khứ, nếu chúng ta ở trong Đấng Christ. Tất cả những việc chúng ta đã làm không vinh hiển danh Chúa - tất cả sự phản loạn và tội lỗi của chúng ta đều được tha thứ trong Đấng Christ. Chúng ta không còn ở trong sự thạnh nộ và rủa sả nữa. Trong Đấng Christ chúng ta được ban cho một bắt đầu mới. Không phải một bắt đầu mới để cố gắng không phạm tội nữa. Cũng không phải một bắt đầu mới nơi mà đời sống chúng ta đầy dẫy những tội lỗi mới. Nhưng là một bắt đầu mới nơi mà chúng ta được ban cho sự công chính của Đấng Christ. Một bắt đầu mới nơi mà tội lỗi của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai được rửa sạch bởi huyết Ngài. Một bắt đầu mới nơi mà mối tương quan với Đức Chúa Trời được phục hồi. Một bắt đầu mới nơi mà chúng ta không còn là nô lệ cho tội lỗi nhưng được tự do để sống làm sáng danh Đức Chúa Trời. Sự bắt đầu mới nầy là của chúng ta khi chúng ta tin nhận Phúc âm của Chúa Giêxu Christ, Con Đức Chúa Trời.
E. Tôi biết nhiều người ao ước rằng họ có thể làm lại cuộc đời của họ. Đời sống của họ là một sai lầm lớn và họ ao ước có một cơ hội lần thứ nhì để làm lại tốt hơn. Thực tế, dĩ nhiên, là lần thứ nhì không tốt hơn lần thứ nhất. Có thể những tội lỗi khác thế vào chỗ cho những tội lỗi trước kia nhưng đời sống vẫn không trọn vẹn được. Chúng ta vẫn làm hư cuộc đời mình. Chúng ta vẫn xứng đáng với cơn thạnh nộ và rủa sả của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên muốn bắt đầu lại với chính mình. Chúng ta muốn sự bắt đầu của chúng ta trong Đấng Christ. Vì trong Ngài chúng ta mới được trọn vẹn. Trong Ngài sẽ không có sự hối tiếc.
Ê. Sự bắt đầu nầy sẽ đổ đầy chúng ta sự vui mừng lớn và lòng biết ơn. Hãy cảm tạ vì tội lỗi của quí vị đã được tha thứ và quí vị không tự mình làm hòa lại cùng Đức Chúa Trời.
II. Phúc âm
A. Khúc Kinh Thánh tiếp tục cho chúng ta biết về bắt đầu của Tin lành. Cách dùng chữ này gây sự chú ý cho người đọc bằng một cách gây ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt trong vòng người La mã, theo như truyền thống đã tin, là những người đầu tiên tiếp nhận Phúc âm nầy. Người La mã thường dùng chữ nầy chung với những sự rao truyền của đế quốc. Những sự rao truyền hay thông báo nầy thường thường chỉ đến Tin lành, hay Phúc âm. Đó là những sự thông cáo về những tin tuyệt vời hay những tin vui mừng. Nhiều lần những sự thông báo nầy liên quan đến sự ra đời của một người kế vị hoàng đế của đế quốc. Thỉnh thoảng nó là thông báo của quân đội về sự chinh phục và chiến thắng quân thù của quân đội La mã. Đôi khi thông báo về sự giá lâm của chính hoàng đế.
B. Quí vị có thể thấy được hiệu lực của câu nầy khi nó gây sự chú ý của người ta về điều được nói đến. Khi chúng tôi di chuyển từ Canada qua Hoa Kỳ, chúng tôi gặp khó khăn khi xin giấy thông hành cho em trai người Việt của chúng tôi. Trong sự tuyệt vọng, mẹ tôi đã viết thư cho Nhà Trắng của Hoa Kỳ - Ronald Reagan là tổng thống lúc bấy giờ. Tôi nhớ rằng vào ngày chúng tôi dọn nhà chuông điện thoại reo và tôi bắt máy. Trên đường dây người nói chuyện tự giới thiệu là ông gọi từ Nhà Trắng của Hoa Kỳ. Tôi liền chuyển điện thoại cho ba tôi và nói: "Đó là Nhà Trắng gọi". Tôi nhớ rất sâu sắc biểu lộ trên những khuôn mặt của những người dọn nhà và tất cả mọi người trong nhà bếp lúc đó. Nó đã thu hút sự chú ý của họ. Bởi dùng ngôn ngữ nầy, vị sứ đồ bảo độc giả của ông chú ý và bảo cho chúng ta vài điều về thân vị của Đấng Christ. Chỉ phần giới thiệu của Phúc âm nầy là một thách thức cho nhà cầm quyền của đế quốc và cho chóp bu. Tin lành của Chúa Giêxu Christ vĩ đại hơn tin mừng của hoàng đế Sêsa. Tin lành của Chúa Giêxu Christ có quyền năng và thẩm quyền hơn bất cứ thẩm quyền của những người cai trị ở trên đất nầy. Ngài là Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn chúa. Ngài là Đấng đời đời. Không có vua nào hay người lãnh đạo nào lớn hơn Đấng Christ cả. Ngài là Vua mà người dọn đường đã đến trước để thông báo về việc Ngài đến. Chúa Giêxu là Vua, Ngài là Đấng chiến thắng, Ngài đã thắng tử thần. Ngài đã đến trong thế gian. Mác nói rằng Ngài đã đến. Chính Đức Chúa Trời trong hình hài xác thịt. Đây là sự thông báo của Mác về sự sinh ra. Đây thật sự là một tin tức lạ thường. Chúng ta có khuynh hướng hay quên đi tính chất ấn tượng của sự đến nầy. Một cách tiềm thức hạ thấp sự vào đời của Đấng Christ ngang hàng với những sự ra đời khác. Điều nầy thật sự lạ lùng kinh ngạc. Đấng Christ là Vua vĩ đại của trời và đất. Ngài đến để cứu dân Ngài.
C. Chữ Phúc âm cũng có tầm quan trọng khi nó được dùng trong Cựu ước. Êsai đã nói về sự đẹp đẽ của những bàn chân rao truyền Tin lành. Ông đang nói về Đấng Christ là Đấng rao truyền Tin lành cho kẻ nghèo. Đấng chữa lành những người có lòng tan vỡ và ban sự tự do cho kẻ bị phu tù. Đây là tin mừng của sự tha thứ và thương xót. Chúa Giêxu đem tin mừng cho người thấp hèn và bị áp bức. Ngài nâng họ lên trên các nơi cao trên trời. Ngài yên ủi họ. Ngài cứu họ. Hãy nghĩ đến ảnh hưởng của sứ điệp nầy cho người Do Thái. Trong nhiều năm họ bị khủng hoảng. Họ đã bị lưu đày. Bị rủa sả bởi Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của họ. Họ đã trở về đất hứa nhưng bấy giờ họ lại phải ở dưới sự thống trị của La mã. Nhiều năm ngôi của Đavít bị bỏ trống. Không có vua dẫn dắt dân sự của Đức Chúa Trời. Bây giờ Ysơraên có một vị vua. Một vị vua có lòng thương xót dân Ngài. Vị vua sẽ cứu họ ra khỏi tội và khiến họ được xưng công nghĩa với Đức Chúa Trời. Vị vua sẽ cuối cùng sẽ chế ngự tất cả kẻ thù của dân Chúa. Thật sự Ngài đã chiến thắng kẻ thù lớn nhất - đó là sự chết. Ngài sẽ ngồi trên ngôi Đavít là một vị vua trọn vẹn đời đời. Vua nầy cũng là vua của chúng ta.
D. Sự vào đời của Chúa Giêxu là một tin mừng lớn. Thật phấn khởi. Nó là một sự kiện hoan lạc. Một cơ hội để ăn mừng. Có tin nào tốt hơn tin nầy? Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến để phục hồi dân sự Ngài trở lại cùng Ngài. Chúa Giêxu đến ban cho chúng ta một bắt đầu mới. Hân hỉ, cảm tạ. Đây là tin vĩ đại. Tin nầy không thể giữ riêng cho chúng ta được.
III. Thân vị
A. Tin mừng mà Phúc âm thông báo liên quan đến Chúa Giêxu Christ, Con của Đức Chúa Trời. Sứ điệp của Phúc âm được tóm tắt hay nhất trong những danh gọi của Chúa Giêxu. Trong Mathiơ 1, Mari và Giôsép được cho biết phải đặt tên cho con trai đó là Giêxu "vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội". Giêxu là tên trong tiếng Hêbơrơ có nghĩa Ngài là sự cứu rỗi hay Ngài cứu. Tên riêng của Chúa Giêxu nói lên tính chất sứ vụ của Ngài. Ngài đã đến trong thế gian để cứu dân Ngài ra khỏi tội. Ngài thực hiện điều nầy bởi gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên Ngài. Ngài trả giá cho tội lỗi trên chính Ngài. Ngài gánh chịu cơn thạnh nộ kinh khiếp của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi thay thế cho chúng ta. Tội lỗi của chúng ta đã được quăng xa. Chúng ta được ban cho một bắt đầu mới. Một đời sống trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời. Một bắt đầu và sẽ không có chấm dứt bởi vì trong Đấng Christ chúng ta sẽ sống đời đời là những công dân thiên quốc. Đây là tin mừng lớn. Ngoài Đấng Christ sẽ không có sự cứu rỗi. Chúng ta vẫn ở dưới sự thạnh nộ và rủa sả của Đức Chúa Trời. Xa khỏi Đấng Christ và sự vào đời của Ngài chúng ta chỉ là đối tượng cho sự hư mất đời đời trong hỏa ngục. Sự chết và sự sống lại của Đấng Christ giải thoát chúng ta khỏi sự rủa sả. Nếu quí vị không thấy tin mừng trong điều nầy có nghĩa là quí vị đã không hiểu đúng mức trầm trọng của sự xúc phạm quí vị đối với Đức Chúa Trời. Quí vị không biết tội lỗi của quí vị gây nên sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời là bao nhiêu. Quí vị không hiểu được sự hi sinh mà Chúa Giêxu đã thực hiện khi Ngài đứng thế vào chỗ của chúng ta trên thập tự giá. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi và không có sự tự do khỏi tội lỗi ở bên ngoài Đấng Christ. Chỉ có một mình Ngài mới có thể cứu quí vị khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời mà thôi. Ngài chính là Cứu Chúa. Hãy tin cậy nơi Ngài.
B. Chúa Giêxu cũng là Đấng Christ. Danh hiệu Christ trong tiếng Hilạp đồng nghĩa với Mêsi trong tiếng Hêbơrơ. Cả hai chữ đều có nghĩa là "được xức dầu". Trong Cựu ước, những ai giữ chức vụ tiên tri, thầy tế lễ hay vua thì được xức dầu như là một dấu hiệu về chức vụ đang giữ và Đức Thánh Linh ngự trong họ để thi hành sự kêu gọi. Chúa Giêxu được xức dầu bởi Đức Thánh Linh để ứng nghiệm vai trò của tiên tri, thầy tế lễ và vua. Là tiên tri Ngài phán ra lời của Đức Chúa Trời. Là thầy tế lễ Ngài dâng chính Ngài làm của lễ một lần đủ cả cho dân sự Ngài. Là vua Ngài dẫn dắt dân Ngài trong công chính và chiến thắng những kẻ thù của Ngài. Là Đấng Mêsi, Ngài làm trọn những lời hứa được ban cho Ađam, Ápraham, Đavít và các tiên tri. Ngài là Đấng giải cứu đã được hứa cho họ để cứu họ ra khỏi tội lỗi. Đấng mà họ đã mong đợi từ lâu. Chúng ta được kêu gọi đi theo Đấng đã được tôn lên làm vua. Đấng được xức dầu. Chúng ta là một phần của vương quốc Ngài. Một vương quốc không thuộc về thế gian nầy. Vương quốc đó bắt đầu ở đây và tồn tại mãi mãi. Nếu chúng ta là những người tin nhận Đấng Christ, thì đây là tin mừng lớn. Vua của chúng ta đã đến và chúng ta sẽ trì vì với Ngài đời đời.
C. Cuối cùng khúc Kinh Thánh trong sách Mác cho chúng ta biết rằng Chúa Giêxu là Con của Đức Chúa Trời. Với danh hiệu nầy chúng ta cũng học được vài điều.
D. Danh hiệu đó nhấn mạnh lần nữa địa vị của Chúa Giêxu tương phản với những hoàng đế của đế quốc Lamã. Các Sêsa lúc bấy giờ tự nâng mình lên địa vị con của các thần. Tự xưng mình là thần thánh. Nhưng khúc Kinh Thánh chúng ta học cho chúng ta biết Chúa Giêxu là Con của Đức Chúa Trời. Không có nhiều con nhưng chỉ có một và đó là Chúa Giêxu.
Đ. Khúc Kinh Thánh tuyên bố rõ ràng Chúa Giêxu là thần. Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời trong xác thịt. Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Đức Chúa Trời đã không bỏ chúng ta chết trong tội lỗi và sự khốn khổ. Ngài đến và ngự giữa chúng ta. Chúng ta đáng bị Ngài từ bỏ nhưng Ngài đã ban phước cho chúng ta với sự hiện diện của Ngài. Ngài sai Con Ngài đến phục hồi mối tương giao với dân sự Ngài.
E. Nhưng sự nhắc đến Chúa Giêxu là Con của Đức Chúa Trời cũng có tầm quan trọng giống như nó được dùng trong Cựu ước. Trong Cựu ước dân Ysơraên được gọi là con của Đức Chúa Trời. Thí dụ như trong Ôsê 11:1. Chúa Giêxu là một người Ysơraên hoàn toàn. Ngài làm điều mà dân Ysơraên không thể làm được. Ngài vâng phục cha trong mọi sự. Ngài công bình và giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Ngài là vị vua trọn vẹn. Ấy là trong Đấng Christ mà chúng ta được nhận làm con nuôi là con trai và con gái của Đức Chúa Trời. Chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời.
Kết luận:
Thưa dân sự của Đức Chúa Trời. Đừng đánh mất tầm nhìn về sự cao quí của Phúc âm của Chúa Giêxu Christ. Đừng coi thường sự vào đời tuyệt vời của Ngài. Phúc âm về Chúa Giêxu thật lạ lùng. Nó thật tuyệt vời. Chúng ta coi thường nó nếu chúng ta không còn kinh ngạc về ân điển lạ lùng của Ngài. Sự vào đời của Chúa Giêxu là sự đến của một vị vua vĩ đại nhất. Ngài là Vua của muôn vua và Chúa của muôn chúa. Đức Chúa Trời trong xác thịt con người. Ngài trọn vẹn và công bình trong tất cả mọi đường. Ngài có lòng thương cảm trên dân sự Ngài. Ngài ban cho chúng ta một bắt đầu mới và khiến chúng ta hòa thuận lại cùng Đức Chúa Trời. Ngài sẽ trị vì đời đời. Nhưng Phúc âm chỉ là tin mừng cho những ai có phần trong vương quốc Ngài. Kẻ thù của Ngài phải bị kinh hãi. Bởi Ngài sẽ đem họ đến sự đoán phạt cho sự chống nghịch của họ. Nhưng đối với những ai thuộc về Ngài thì Ngài kêu gọi quí vị tin và trông cậy vào Ngài. Ngài sẽ cứu quí vị khỏi tội lỗi của quí vị. Amen.
Thánh Kinh | Bài Học Kinh Thánh | Đời Sống & Đức Tin | Tìm Hiểu Tin Lành
Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến. (Mathiơ 24:14)