NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
BÀI MƯỜI SÁU
(Ru-tơ 2:16-17)
Trong Ru-tơ 2:16 Đức Chúa Trời cho chúng ta một ngôn ngữ rất khác thường, Bô-ô nói với các đầy tớ của ông: "Cũng hãy rút vài gié trong bó lúa, bỏ rớt cho nàng lượm lấy, và chớ trách móc nàng chút nào". Ngôn ngữ nầy rất là lạ, khi chúng ta xem trong tiếng Hê-bơ-rơ thì chúng ta sẽ càng thấy nhiều bất thường. Ngay tức thì chúng ta sẽ có cảm giác rằng lẽ thật gì mà Chúa đã giấu trong những lời lẽ buồn cười nầy?
Chư "hãy rút" trong câu 16, tiếng Hê-bơ-rơ là: shâlal, nguyên gốc chữ nầy có nghĩa là 'cướp của', 'tước đoạt'và thường thường được dùng trong ý nghĩa nầy. Những chỗ khác trong Kinh Thánh không bao giờ dịch chữ nầy là "hãy rút". Những dịch giả của Kinh Thánh không biết làm gì với chữ nầy nên dịch la "hãy rút". Họ kết luận: với ý định của câu nói nầy bởi vì Bô-ô bắt đầu yêu Ru-tơ cho nên ông đối đãi với nàng rất rộng rãi, nhân từ. Ông đã dặn bảo các đầy tớ rút ra vài gié lúa trong những bó làm rơi rớt xuống đất, và theo luật lệ của xứ thì nếu có những bông lúa nào rơi rớt thì không được trở lại lượm lấy mà để dành cho người nghèo, khách lạ, góa bụa. Dĩ nhiên, trong ruộng nầy Ru-tơ là người hội đủ các điều kiện đó. Nàng góa bụa, nghèo túng, người ngoại bang vì đến từ một xứ khác, điều nầy bày tỏ sự thông cảm của Bô-ô đối với nàng để cho nàng có đủ lúa.
Chúng ta đã thấy là đến chiều thì nàng đã mót được một ê-pha lúa mạch. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng câu chuyện tình mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ở đây nếu viết bằng ngôn ngữ đơn giản thì sẽ dễ hơn. Chắc chắn là tác giả của sách Ru-tơ, nếu không được Đức Chúa Trời hà hơi thì sẽ viết như thế nầy: Bô-ô dặn bảo các con gặt thỉnh thoảng phải làm rớt những bông lúa để Ru-tơ có thể mót được. Nhưng ở đây chúng ta có những lời lẽ thật là kỳ quặc, bởi vì Đức Chúa Trời đã chọn những chữ nầy.
Chữ được dịch là "vài gié" thật ra là chữ tsebathim, chữ nầy được tìm thấy chỉ có một lần trong Kinh Thánh là ở trong câu nầy. Nếu dùng Kinh Thánh làm tự điển giải thích Kinh Thánh thì rất khó ở đây. Dịch giả Kinh Thánh cũng không biết phải làm gì với chữ nầy nên có người dịch là 'ý định', người khác dịch là 'một nắm' mặc dầu trong tiếng Hê-bơ-rơ không có chữ nào giống như vậy. Nhưng có một chữ khác trong tiếng Hê-bơ-rơ rất gần với chữ nầy, đó là tseba, năm chữ cái đầu của chữ nầy gắn liền với chữ trong câu 16, tỏ ra rằng gần như những chữ nầy cùng một gốc. Chữ đó thường được dịch là 'ý muốn' hay 'ý định', rất gần với chữ "đưa" trong câu 14, nghĩa là ý của Bô-ô muốn Ru-tơ có hột mạch rang. Bày tỏ ý của Đức Chúa Trời muốn gắn liền chúng ta với kinh nghiệm thập tự giá.
Bây giờ hãy xem chữ thứ ba, "bỏ rớt" cho nàng lượm lấy. Chữ được dịch là "bỏ rớt" ở đây cũng có nghĩa là 'cướp của' hay 'của cướp', cùng một chữ với "hãy rút". Như vậy chữ nầy cũng có nghĩa là 'cướp của'. Nếu dịch sát nghĩa câu 16 thì chúng ta được Đức Chúa Trời viết cho chúng ta qua sách Ru-tơ như thế nầy: "Cũng hãy 'có ý định' 'cướp của', để 'của cướp' cho nàng lượm lấy, và chớ trách móc nàng chút nào". Tôi chắc rằng theo sự kiện lịch sử thì ý định bỏ rớt những gié lúa và những lúa bị rơi rớt sẽ được dành cho người mót lúa, nhưng tại sao Đức Chúa Trời dùng loại ngôn ngữ nầy?
Chữ 'cướp của' trong Kinh Thánh có ý nghĩa rất đặc biệt. Khi hai quân đội có chiến trận, bên nào chiến thắng thì sẽ chia của cướp, có nghĩa là họ sẽ xông vào nhà của quân địch và cướp của. Chúa Giê-xu dùng ngôn ngữ nầy trong Ma-thi-ơ 12:29 khi Ngài nói rằng Ngài phải trói Sa-tan lại, "Hay là, có lẽ nào, ai vào nhà một người mạnh sức để cướp lấy của, mà trước không trói người mạnh sức ấy được sao? Phải trói người mạnh sức rồi mới cướp của nhà người được". Thật sự câu nầy ra từ Ê-sai 49:24, "Vậy của cải bị người mạnh bạo cướp lấy, há ai giựt lại được sao? người công bình bị bắt làm phu tù, há ai giải cứu được sao? Song Đức Giê-hô-va phán như vầy: Thật, những kẻ bị người mạnh bạo bắt lấy sẽ được cứu thoát, mồi của người đáng sợ sẽ bị giựt lại. Vì ta sẽ chống cự kẻ đối địch ngươi, và chính ta sẽ giải cứu con cái ngươi". Nói cách khác, Đức Chúa Trời bày tỏ rằng Sa-tan là người mạnh sức, phu tù của Sa-tan sẽ bị giựt lại, những phu tù là những 'của cướp'của Sa-tan. Dĩ nhiên, phu tù là hình bóng về những người được cứu khi Chúa Cứu Thế trói Sa-tan lại. Chúa Giê-xu rao giảng Tin Lành ra cho thế gian để những người tin Ngài sẽ thoát khỏi vương quốc, ngục tù của Sa-tan mà vào trong vương quốc của Ngài. Nhà của Sa-tan bị xông vào cướp, đó là cách mà chữ 'cướp của'được dùng trong Kinh Thánh.
Trong Ê-sai 53, chúng ta có một chương rất đẹp liên quan về việc Đấng Mê-si sẽ đến, dĩ nhiên là chỉ về Chúa Cứu Thế Giê-xu, Ê-sai 53:9, "Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng. Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ". ễ đây nói về việc Chúa Cứu Thế sẽ đến để cứu một số đông người về cho Ngài bởi mang gánh lấy tội lỗi của họ. Chú ý câu 12, "Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội". Câu: "Người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh" là ngôn ngữ có nghĩa: Ngài lấy lại của cướp từ người mạnh là Sa-tan.
Sa-tan đã giữ cả thế gian nầy trong sự nô lệ suốt 11.000 năm, từ khi A-đam sa ngã đến khi Chúa Giê-xu xuống thế gian, chỉ có rất ít người tin Chúa trong giai đoạn nầy. Thời Nô-ê chỉ có 8 linh hồn, trong thời Ê-li trên cả thế giới chỉ có 7.000 người không quì lạy thần Ba-anh. Khi Chúa Giê-xu đến, thế giới có rất ít người tin Chúa, nhưng Chúa Cứu Thế đến để lấy lại của cướp đó từ tay của Sa-tan. Sau khi Chúa Giê-xu lên thập tự giá, nhiều người đã được cứu, 3.000 người được cứu chỉ trong một buổi trưa của ngày lễ Ngũ tuần, thời gian ngắn sau đó thì thêm 5.000 người nữa, và điều nầy cứ tiếp diễn trong suốt thời Tân ước. Chúa Cứu Thế đang chia của cướp với người mạnh, nghĩa là Ngài đang lấy lại của cướp ra khỏi vương quốc của Sa-tan. Đó là ý nghĩa của chữ 'của cướp'được dùng hai lần ở đây trong câu 16.
Bạn có nhớ câu 14 trong vài bài học trước không? Chúng ta có hình ảnh Ru-tơ được nhận diện là một trong những người tín hữu, và bây giờ nàng là con gặt. Những tín hữu là con gặt đang gặt trên cánh đồng thế gian, chúng ta đang cướp của người mạnh sức. Theo như ngôn ngữ của Ê-sai 53, chúng ta đang chia của cướp với người mạnh sức. Chúng ta là đại sứ của Đấng Christ, công việc của chúng ta là gặt trên cánh đồng thế gian, khi chúng làm công việc đó, nghĩa là chúng ta đang cướp của người mạnh sức. Đây là lẽ thật thuộc linh trong câu 16, Ru-tơ được mô tả ở đây không phải là người đàn bà Mô-áp bị rủa sả bởi Đức Chúa Trời nữa, vâng nàng bắt đầu từ đó, nhưng bây giờ nàng được mô tả như là những người đang ở dưới sự gìn giữ chăm sóc của Chúa Giê-xu, nàng là người đã được cứu. Hình ảnh được mở ra ở đây là nàng đang mót lúa trong ruộng, và nàng đang cướp của kẻ thù, nàng đang lượm những của cướp. Đây là điều chúng ta làm khi chúng ta rao giảng Tin Lành, mỗi khi có người được cứu khi chúng ta chia xẽ Tin Lành, chúng ta đang xông vào nhà người mạnh sức để cướp của. Chúng ta được Đức Chúa Trời dùng như là một công cụ để lấy lại những phu tù từ nhà của Sa-tan.
Việc nầy được thực hiện trong ý định của Đức Chúa Trời, không phải việc nầy được làm một cách tình cờ, thất thường. Đức Chúa Trời có một kế hoạch đã được cân nhắc kỹ lưỡng về sự cứu rỗi cho người chưa được cứu. Ngài biết chính xác ai sẽ được cứu, Ngài biết rõ thời điểm nào người ta sẽ được cứu. Đức Chúa Trời biết từ ban đầu cho đến cuối cùng. Khi chúng ta chia xẽ Tin Lành là chúng ta xông vào nhà của Sa-tan để cướp của, và của cướp thì nhiều lắm bởi vì Đức Chúa Trời dự định cứu nhiều người rãi rác trên thế gian nầy. Sự thật, nếu so sánh với tổng số người trên thế gian thì chỉ là những kẻ sót lại, một con số rất nhỏ, nhưng nếu chúng ta nhìn vào con tổng số người được cứu trong suốt 13.000 năm lịch sử của trái đất thì con số đó rất lớn. Đây là những của cướp mà chúng ta xông vào nhà Sa-tan để cướp khi chúng ta phục vụ Chúa Giê-xu như là đại sứ của Ngài.
Rồi câu 16 tiếp tục, "và chớ trách móc nàng chút nào". Chúng ta đã xem thấy chữ 'cướp của' khi Ru-tơ đóng vai đại sứ của Đấng Christ, xông vào nhà của Sa-tan khi nàng mót lúa trong ruộng. Nàng làm công việc của con gặt, đồng lúa đã chín vàng, và lúa là hình ảnh của những tín hữu được sanh lại. Họ được sanh lại bởi vì họ được nghe Tin Lành qua những người con gặt, những người chia xẽ, vì vậy nhà Sa-tan bị xông vào cướp của. Bây giờ chúng ta đọc "và chớ trách móc nàng chút nào", chữ "trách móc" thường được dùng trong Kinh Thánh với ý nghĩa rất đặc biệt. Chữ Hê-bơ-rơ nầy thường được dùng để minh họa về những người ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Trong Ê-sai 17:13, chúng ta tìm thấy chữ nầy được dùng ở đây khi nói về những người trên thế gian là thù địch với Đức Chúa Trời. "Thật, các dân tộc chạy xông tới như nhiều nước đổ ầm ạc; nhưng Ngài sẽ quở trách họ, thì đều trốn xa, bị đùa đi như rơm rác trên núi khi gió thổi, như luồng bụi gặp cơn bão." Đây là tính chất của chữ "trách móc" hay "quở trách", nghĩa là những người nầy ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, họ sẽ bị đùa đi xa khỏi Ngài, họ sẽ bị quăng vào địa ngục. Tuy nhiên, những người nào phục vụ như là đại sứ của Đấng Christ thì không bị quở trách, nghĩa là họ sẽ không đi vào địa ngục.
Thật ra chúng ta có sự kiện lịch sử ở đây, Bô-ô đơn giản nói với đầy tớ của ông rằng: Hãy để cho nàng tự do mót trong ruộng, đừng ngăn cản nàng làm công việc nầy, không trách móc dưới bất cứ hình thức nào, đây là ý định của ta tỏ cho các ngươi. Bô-ô thật sự quan tâm đặc biệt đến Ru-tơ, ông muốn đặt sự bảo vệ nầy trên nàng. Nhưng ý nghĩa thuộc linh, Đức Chúa Trời nói rằng, những ai là đại sứ của Đấng Christ, những ai thật sự được sanh lại và đang làm công việc xông vào nhà của Sa-tan để cướp của qua việc chia xẽ Tin Lành, thì không còn ở dưới sự phán xét nữa. Chúng ta là con hợp pháp của Đức Chúa Trời, chúng ta không còn bị Đức Chúa Trời trách móc, không còn ở dưới cơn thạnh nộ của Ngài, không còn bị hình phạt vì cớ tội lỗi của chúng ta. Chúng ta là những đại sứ tự do hợp pháp của Đấng Christ để làm việc và có đủ mọi thứ phước của Đức Chúa Trời khi chúng ta làm công việc nầy. Thật lạ lùng làm sao về những gì mà Đức Chúa Trời nói với chúng ta qua chữ "trách móc" nầy. Có chữ xem như rất vô tư, vô thuởng vô phạt nhưng khi chúng ta bắt đầu đào sâu vào, bắt đầu tìm hiểu Đức Chúa Trời dùng nó như thế nào thì chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời có cả chương trình cứu rỗi của Ngài được gói gọn chỉ trong một chữ.
Chúng ta hãy tiếp tục câu 18, bắt đầu một phân đoạn mới hãy xem Đức Chúa Trời sẽ nói gì. Dĩ nhiên, theo sự kiện lịch sử thì rất là đơn giản. Nàng bắt đầu bằng một người đàn bà góa sợ sệt, khách ngoại bang, không biết điều gì sẽ xảy ra cho nàng bởi vì nàng bị rủa sả. Người Mô-áp không được phép có mối liên hệ gì với người Giu-đa, họ không được vào trong đền thờ cho đến mười đời, họ thật sự là một dân tộc bị rủa sả. Nhưng ở đây, người chủ ruộng đối xử với nàng rất tử tế, ông biết tất cả về nàng, ông muốn chắc rằng nàng có đủ nước uống, ông cho nàng ăn trưa và đưa cho nàng nhiều hơn nàng có thể ăn, cho nên sau khi ăn xong nàng vẫn còn dư lại và đem về cho mẹ chồng nàng là Na-ô-mi. Ông cũng muốn chắc rằng khi nàng mót thì sẽ mót thật nhiều, vì vậy cuối cùng nàng mót được một ê-pha lúa mạch.
Đến cuối ngày, "Nàng vác đem trở vào trong thành; bà gia nàng thấy lúa nàng đã mót. Đoạn, Ru-tơ trút phần bữa ăn dư ra mà trao cho người." Nghĩa là nàng đưa cho Na-ô-mi những gì còn dư lại sau khi nàng ăn trưa, dĩ nhiên nàng cũng đem về sản phẩm một ngày làm việc của nàng. Đó là sự kiện trong câu chuyện tình lịch sử mà chúng ta đang có trước mặt. Trong bài học tới chúng ta sẽ nói thêm về việc đi vào trong thành, rồi chúng ta sẽ tiếp tục câu 18 và xem ý nghĩa thật sự của câu nầy. Khi bạn đọc câu nầy cẩn thận bạn cũng sẽ thấy ngôn ngữ nầy có một chút bất thường trong đó. Đến khi chúng ta gặp lại lần tới, cầu xin Chúa ban phước cho bạn cách dư dật.
"Nhưng Đức Chúa Trời đáp lại thể nào? Ta đã để dành cho ta bảy ngàn người nam chẳng hề quì gối trước mặt Ba-anh. Ngày nay cũng vậy, có một phần còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển. Nhưng nếu bởi ơn thì chẳng phải bởi việc làm nữa; bằng chẳng thì ơn không phải là ơn. Vậy thì làm sao? Ấy là dân Y-sơ-ra-ên chẳng được điều mình tìm; song những kẻ lựa chọn thì đã được, và những kẻ khác thì bị cứng lòng, như có chép rằng: Đức Chúa Trời đã cho họ mờ tối, con mắt chẳng thấy, lỗ tai chẳng nghe, cho đến ngày nay." Rô-ma 11:4-8
Thánh Kinh | Bài Học Kinh Thánh | Đời Sống & Đức Tin | Tìm Hiểu Tin Lành
Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến. (Mathiơ 24:14)