Trang Bìa > Bài Học Kinh Thánh > Sách Rutơ > Bài 49 (Ru-tơ 4:18-21)  


NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ

BÀI BỐN MƯƠi CHÍN
(Ru-tơ 4:18-21)

Chúng ta đang học đến những câu kết luận của sách Ru-tơ. Ở đây chúng ta đọc gia phổ bắt đầu từ Pha-rết đến Đa-vít. "Nầy là dòng dõi của Pha-rết: Pha-rết sanh Hết-rôn. Hết-rôn sanh Ram; Ram sanh A-mi-na-đáp; A-mi-na-đáp sanh Na-ha-sôn; Na-ha-sôn sanh Sanh-môn; Sanh-môn sanh Bô-ô; Bô-ô sanh Ô-bết; Ô-bết sanh Y-sai, và Y-sai sanh Đa-vít." (Ru-tơ 4:18-22) Chúng ta tự hỏi không biết tại sao Đức Chúa Trời đặt những câu trên trong một chỗ đặc biệt nầy.

Theo một ý nghĩa thì không thích hợp vì nếu muốn xem về gia phổ thường thường chúng ta xem trong sách 1Sử-ký hay xem trong Ma-thi-ơ 1 bắt đầu cho Tân-ước là gia phổ của Giô-sép, hoặc chúng ta sẽ xem trong Lu-ca chép về gia phổ của Ma-ri. Tại sao Ngài lại đặt điều nầy trong sách Ru-tơ? Và tại sao Ngài lại bắt đầu từ Pha-rết? Tại sao không bắt đầu từ Áp-ra-ham, một người chắc chắn là xứng đáng hơn Pha-rết nhiều? Dĩ nhiên tôi không biết chắc tại sao Đức Chúa Trời chọn những tên đặc biệt nầy và tại sao Ngài lại bắt đầu từ Pha-rết thay vì Áp-ra-ham. Nhưng tôi biết một điều: những câu nầy chính xác là những điều mà Đức Chúa Trời chép trong sách Ru-tơ.

Trước hết chúng ta có một câu trả lời dễ nhất và nhanh nhất đó là Kinh Thánh có đầy đủ những dữ kiện liên quan đến dòng dõi từ Áp-ra-ham đến Pha-rết. Có nhiều chương dành để chép về đời sống của Áp-ra-ham và con của ông là Y-sác. Rồi đến lượt Gia-cốp, Giu-đa. Trong Sáng-thế-ký 38 có nhiều chi tiết cho chúng ta biết về sự sanh ra của Pha-rết. Nhưng khi tra xem Kinh Thánh chúng ta không tìm thấy thêm điều gì dính dáng đến dòng dõi của Pha-rết cho đến khi chép về Đa-vít. Kinh Thánh có nhiều điều chép về Đa-vít. Chúng ta có thể kết luận rằng từ Áp-ra-ham cho đến Đa-vít là một dòng dõi thẳng trực tiếp cho nên không cần phải nói thêm về Y-sác, Gia-cốp hay Giu-đa.

Rất là đầy đủ để bắt đầu từ Pha-rết, có thể đó là lý do thứ nhất. Lý do thứ hai đó là Đức Chúa Trời chỉ tỏ tính chất trọn vẹn trong kế hoạch của Ngài. Có mười cái tên ở đây: Pha-rết, Hết-rôn, Ram, A-mi-na-đáp, Na-ha-sôn, Sanh-môn, Bô-ô, Ô-bết, Y-sai, Đa-vít. Số mười trong Kinh Thánh biểu hiện tính chất trọn vẹn của kế hoạch Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời kể ra mười cái tên nầy đặc biệt Ngài chỉ đến một thực tế rằng lời Ngài sẽ được làm trọn. Bởi vì Đa-vít là một vua lớn cai trị trên dân Y-sơ-ra-ên và là một kiểu mẫu về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Kinh Thánh chép "Chúa Cứu Thế ngồi trên ngôi Đa-vít" vì vậy có một mối liên hệ mật thiết giữa Đa-vít và Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Đức Chúa Trời đã lập lời hứa với Đa-vít trong 2 Sa-mu-ên 7:12,13 "Khi các ngày ngươi đã mãn, và ngươi ngủ với các tổ phụ ngươi, thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, là dòng giống do ngươi sanh ra, và ta sẽ khiến cho nước nó bền vững. Nó sẽ xây một đền thờ cho danh ta, và ta sẽ khiến cho ngôi cùng nước nó bền đổ đời đời." Dĩ nhiên dòng giống của Đa-vít là Chúa Cứu Thế Giê-xu, ngôi Ngài sẽ bền đổ đời đời. Không một con trai nào của Đa-vít ngồi trên ngôi đời đời. Dòng dõi của họ bị trừ bỏ, nhưng dòng giống của Đa-vít là Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến thế gian, chịu chết và sống lại ngồi trên ngôi, là Chúa các chúa, Vua các vua như chúng ta đọc trong Ê-phê-sô 1:20-21 "... mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời, cao hơn hết mọi quyền, mọi phép, mọi thế lực, mọi quân chủ cùng mọi danh vang ra, không những trong đời nầy, mà cũng trong đời hầu đến nữa."

Nói cách khác, vương quốc của Ngài tồn tại đời đời. Điều đó chắc chắn kéo sự chú ý của chúng ta đến Đa-vít là một hình bóng quan trọng trong gia phổ được chép ở đây trong Ru-tơ chương 4. Lẽ dĩ nhiên số mười cũng rất hấp dẫn. Khi chúng ta xem xét tầm mở rộng của thời gian ra tỏ ra ở đây thì thấy có lẽ gia phổ nầy không được đầy đủ. Khi Kinh Thánh dùng chữ sanh như được dùng ở đây không nhất thiết người được sanh ra là con trực tiếp của người sanh. Có thể là cháu nội hoặc cháu cố. Chúng ta tìm thấy điều nầy trong Ma-thi-ơ 1 là một kiểu mẫu đầy ý nghĩa.

Đức Chúa Trời chép về gia phổ của Giô-sép, chỗ đó cũng chép về Pha-rết cùng một tên mà chúng ta tìm thấy trong sách Ru-tơ. Gia-phổ nầy bắt đầu từ Áp-ra-ham cho đến Giô-sép nhưng khi phân tích gia phổ nầy trở xuống theo Ma-thi-ơ 1 dựa vào những chỗ còn lại khác trong Kinh Thánh chúng ta tìm thấy trong câu 8 của Ma-thi-ơ 1, "A-sa sanh Giô-sa-phát; Giô-sa-phát sanh Giô-ram; Giô-ram sanh Ô-xia". Dựa vào ngôn ngữ trong Cựu-ước chúng ta tìm thấy có ba vị vua trong dòng dõi của gia phổ nầy không được kể ra. Thật ra khoảng giữa Giô-ram và Ô-xia có A-cha-xia, Giô-ách và A-ma-xia. Bạn có thể kiểm lại điều nầy trong Cựu-ước. Thật ra Ô-xia là cháu sơ (chít) của của Giô-ram. Cho nên khi Đức Chúa Trời phán Giô-ram sanh Ô-xia không nhất thiết có nghĩa Ô-xia là con trai của Giô-ram. Theo Kinh Thánh chúng ta biết ông là chít của Giô-ram.

Cũng vậy, ở đây chép: "Hết-rôn sanh Ram; Ram sanh A-mi-na-đáp..." không nhất thiết cho chúng ta phải tin rằng những người được sanh ra là con trai của người sanh. Họ có thể là cháu nội hoặc cháu cố. Bởi vì chúng ta biết Pha-rết được sanh ra vào khoảng gần 1900 năm trước Chúa. Dân Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca-na-an vào năm 1877 T.C. Theo những gì chúng ta tìm thấy được trong Kinh Thánh thì Pha-rết được sanh ra trước đó không lâu, khoảng năm 1890 T.C. Chúng ta cũng được biết Đa-vít được sanh ra vào khoảng năm 1007 T.C. tức là khoảng 900 năm sau. Ngay tức thì chúng ta có cảm giác rằng có một số tên bị bỏ ra ở đây.

Đức Chúa Trời đã chọn ra mười cái tên để nhấn mạnh đến số mười là sự hoàn tất trong kế hoạch của Ngài theo lẽ thật mà Ngài ban cho ở đây trong sách Ru-tơ. Đa-vít đã đến để ngồi trên ngôi. Ông làm kiểu mẫu về Chúa Cứu Thế chỉ về Chúa Giê-
xu là Đấng chăn chiên lớn, là vua. Đa-vít là người chăn chiên và cũng là vua. Chúng ta cũng chú ý Pha-rết là một nhân vật nổi bật khi chúng ta học bài học Ru-tơ nầy. Pha-rết được sanh ra qua mối liên hệ giữa Giu-đa và Ta-ma. Con trai lớn của Giu-đa là U-rơ cưới Ta-ma và chết không con, rồi Ô-nan từ chối không chịu cưới Ta-ma vì vậy cũng qua đời. Giu-đa từ chối không chịu đưa đứa con thứ ba của mình cho Ta-ma vì vậy Giu-đa cung cấp dòng dõi cho Ta-ma khi nàng giả vờ làm một kỵ nữ.

Ông đến với nàng bằng một hành động tội lỗi nhưng qua đó cung cấp dòng dõi cho nàng cho nên ông giống như người chuộc cho nàng. Chúng ta cũng nhớ cái tên Pha-rết có nghĩa là xông đến. Dòng dõi của Y-sơ-ra-ên cho đến Pha-rết thì trong sạch. Bắt đầu từ Áp-ra-ham, Y-sác được sanh ra trong mối liên hệ hợp pháp, rồi Gia-cốp được sanh ra cũng vậy. Giu-đa được sanh ra bởi Lê-a là vợ đầu tiên của Gia-cốp cũng ngay thẳng, đáng kính trọng, dựa vào Kinh Thánh chúng ta biết được như vậy. Nhưng Pha-rết được sanh ra cho Giu-đa trên một nền tảng tội lỗi, trong một tội loạn luân. Có một hành động sai lầm ở tại đây.

Đức Chúa Trời chỉ tỏ rằng trong dòng dõi của Chúa Cứu Thế Giê-xu có những người tội lỗi là một phần trong dòng dõi đó. Tiếp tục theo dõi dòng dõi nầy chúng ta sẽ đến Sanh-môn. Sanh-môn có vẻ như là cha của Bô-ô nhưng theo ngôn ngữ chúng ta tìm thấy trong Ma-thi-ơ có thể ông không phải là cha nhưng là ông nội hoặc ông cố của Bô-ô. Ma-thi-ơ 1:5 chép Sanh-môn cưới Ra-háp. Chúng ta không biết Ra-háp là ai nhưng khi xem xét gia phổ trong Ma-thi-ơ 1 chúng ta nghi ngờ một cách mạnh dạn rằng Ra-háp nầy là một kỵ nữ.

Ra-háp là người đàn bà Ca-na-an đã cứu mạng sống của hai người thám tử vào lúc dân Y-sơ-ra-ên chuẩn bị vào xứ Ca-na-an. Tại sao chúng ta nói đến điều nầy? Bạn chú ý trong Ma-thi-ơ 1, Đức Chúa Trời chỉ ra những chỗ thuộc dòng dõi của Chúa Cứu Thế không thể được kính trọng cách đặc biệt. Pha-rết được chỉ ra và tên Ta-ma cũng được nhắc đến trong câu 3. Rất rõ ràng Pha-rết là đứa con được sanh ra trong mối liên hệ loạn luân giữa Giu-đa và Ta-ma. Rồi chỗ nầy chép tiếp Bô-ô bởi Ru-tơ sanh Ô-bết, dĩ nhiên Ru-tơ là người đàn bà Mô-áp bị rủa sả, và Đa-vít sanh Sa-lô-môn bởi vợ của U-ri. Vợ của U-ri là Bát-sê-ba, Đa-vít đã giết U-ri và phạm tội tà dâm với Bát-sê-ba. Kết quả của mối liên hệ hôn nhân đó dòng dõi của Đa-vít tiếp tục cho đến Chúa Giê-xu.

Đức Chúa Trời đã chọn những việc làm sai lầm, những việc khủng khiếp trong dòng dõi mà Chúa Giê-xu ra đời. Ra-háp người k nữ rất hợp với loại hạng như vậy. Bà cũng giống như Ru-tơ người Mô-áp vì đàn bà Ca-na-an cũng bị rủa sả bởi Đức Chúa Trời như đàn bà Mô-áp. Có ba chỗ khác chép về Ra-háp bên cạnh câu chuyện chép về nàng trong Các-quan-xét 2. Bất cứ khi nào bạn đọc về Ra-háp trong Kinh Thánh thì luôn luôn có mối quan hệ đến trình trạng tội lỗi, đồng nhất với vương quốc của Sa-tan. Thi-thiên 87:4 nói đến Ra-háp và Ba-by-lôn, Thi-thiên 89:10 nói về Ra-háp kẻ thù bị chà nát, Ê-sai 51:9 nói về Ra-háp là hình bóng về con rồng.

Bạn thấy Sanh-môn được nói đến ở đây bởi vì ông là chồng của Ra-háp. Không nghi ngờ chi nữa Ra-háp nầy là kỵ nữ người Ca-na-an đã bước vào dòng máu của Đa-vít. Bởi vì Ra-háp sống khoảng 300 trước Bô-ô. Vì dân Y-sơ-ra-ên bước vào xứ Ca-na-an khoảng năm 1407 T.C., Bô-ô sống khoảng năm 1100 T.C. cho nên chúng ta biết Sanh-môn là tổ tiên của Bô-ô chớ không phải là cha. Dầu sao đi nữa chúng ta thấy tên của ông được kể ra ở đây. Chúng ta có gì ở đây trong cái gia phổ bắt đầu từ Pha-rết? Đức Chúa Trời phán: Bắt đầu từ Pha-rết có những loại người tạo nên một dòng dõi mà Đấng Mê-si sẽ ra đời.

Bạn có nhớ trong phần đầu của Ru-tơ chương 4 chúng ta đã thấy Đức Chúa Trời đặc biệt nhấn mạnh đến hai khía cạnh của tính chất căn bản mà Chúa Cứu Thế sẽ ra từ đó. Một mặt Ngài chú trọng đến Na-ô-mi là hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên. Chúa Giê-xu ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên. Trong gia phổ nầy chúng ta có gia phổ của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Vì vậy Đức Chúa Trời chỉ tỏ rằng Đấng Mê-si ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên. Mặt khác Ngài chú trọng đến dòng dõi của người đàn bà như trong Sáng-thế-ký 3:15. Người đàn bà là thù nghịch với Sa-tan. Chúng ta đã thấy điều nầy được ứng nghiệm nơi Ru-tơ, người đàn bà Mô-áp, là hình bóng về những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển ra từ mọi dân tộc bao gồm dân tộc Y-sơ-ra-ên.

Nói cách khác Đấng Mê-si là sản phẩm ra từ những người tín hữu được sanh lại. Chúng ta thấy trong gia phổ nầy cũng gồm có những người không phải là con cháu trong dòng máu của Áp-ra-ham. Có Ra-háp người Ca-na-an là k nữ, có Ru-tơ người Mô-áp. Hơn nữa, trong gia phổ nầy không phải tất cả đều là thánh khiết hay kính sợ Đức Chúa Trời. Có tội lỗi, có mọi khuynh hướng tội lỗi ra từ thế gian như tội loạn luân của Ta-ma. Bởi vì Đa-vít cũng được kể tên ra ám chỉ cho chúng ta xem thấy Bát-sê-ba phạm tội tà dâm khi lập gia đình với Đa-vít. Đây là loại dòng dõi mà Chúa Giê-xu ra đời. Ngài ra từ một dòng dõi của những tội nhân được cứu bởi ân điển. Trong Gia-cơ chương 2 chép Ra-háp được xưng công bình, nàng cũng được cứu. Chúng ta biết từ sách Ru-tơ, Ru-tơ cũng được cứu bất chấp tình trạng bị rủa sả của nàng. Nhìn xem những người ra từ dòng máu của Bát-sê-ba như Sa-lô-môn, Na-than chúng ta cũng có thể biết được bà là người đàn bà được cứu. Họ là những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển nhưng họ bắt đầu là những tội nhân.

Vì vậy trong gia phổ mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ở đây Ngài chỉ tỏ mấy điều: Thứ nhất, Bô-ô là tổ tiên của Chúa Giê-xu như chúng ta đã thấy ông là hình bóng về Chúa Cứu Thế, là người chuộc. Thứ nhì, con của Bô-ô và Ru-tơ là Ô-bết được gọi là người chuộc cũng ở trong dòng máu của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Thứ ba chúng ta thấy số mười mô tả đặc biệt một cách rất đẹp trong tính chất trọn vẹn của kế hoạch Đức Chúa Trời ban cho một Cứu Chúa. Thứ tư, chúng ta thấy từ dân Y-sơ-ra-ên Cứu Chúa đã đến. Thứ năm, chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên bị nhiễm bởi dòng máu của người thế gian bị rủa sả.

Từ dòng dõi nầy Chúa Cứu Thế Giê-xu ra đời. Ngài ra từ những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển bao gồm tất cả những người trên thế gian bất chấp là con cháu thuộc dòng máu nào. Chúng ta đã đến phần cuối của sách Ru-tơ, còn một bài học nữa. Để xem chúng ta có thể tóm tắt lại tất cả những gì Đức Chúa Trời dạy chúng ta trong sách nầy không trong bài học tới. Cầu xin Chúa ban phước cho bạn cách dư dật.

"Chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự." Phi-líp 2:7-8

Thánh Kinh | Bài Học Kinh Thánh | Đời Sống & Đức Tin | Tìm Hiểu Tin Lành

Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến. (Mathiơ 24:14)