Trang Bìa > Tìm Hiểu Tin Lành > Tin Lành Thật Là Gì?  


TIN LÀNH THẬT LÀ GÌ?

Tin Lành thật là gì? Không có câu hỏi nào quan trọng hơn mà thế giới ngày hôm nay phải đối diện. Thật vậy, bởi chỉ có Tin Lành thật mới cung cấp câu trả lời để cứu chúng ta khỏi phải trãi qua cõi đời đời dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi chúng ta tìm hiểu để nhận ra Tin Lành thật, chúng ta sẽ cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: Tin Lành thật được hình thành và xác định bởi thẩm quyền nào? Sứ điệp của Tin Lành thật là gì? Mệnh lệnh của Tin Lành thật là gì?

Chúng ta nghe nhiều loại bài giảng khác nhau; chúng ta đọc Kinh Thánh chỗ nầy chỗ nọ; đại khái chúng ta nghe nhiều điều tốt về Tin Lành. Chúng ta nghe làm thế nào để bước đi như những Cơ đốc nhân; chúng ta thấy những qui tắc trong Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta hầu làm ích cho con người. Nhưng, chúng ta bắt đầu tự hỏi, cấu trúc cơ bản của Tin Lành Chúa Giê-xu Christ là gì? Chúng ta có thể dẹp bỏ điều thứ yếu để đối diện với điều thật thiết yếu, là cốt lõi của Tin Lành không?

Để thật sự biết Tin Lành là gì, trước tiên chúng ta phải định rõ thẩm quyền nào đã kếu cấu và xác định Tin Lành này. Điều nầy là cần thiết vì bản chất của Tin Lành thật được định nghĩa và củng cố bởi thẩm quyền thiêng liêng của nó. Trên thực tế, bản chất của mỗi tôn giáo, giáo phái, hệ thống tư tưởng được định rõ và xây dựng bởi thẩm quyền mà hệ thống tôn giáo đó công nhận.

Thí dụ, người theo Hồi Giáo có thể ao ước muốn biết làm thế nào để sống như một tín hữu Hồi Giáo tốt. Vì vậy họ cẩn thận tham khảo kinh Koran, một quyển sách mà người Hồi Giáo tin rằng Đức Chúa Trời phán trong đó. Vì vậy kinh Koran là thẩm quyền bằng văn tự hình thành nguyên tắc cơ bản của Hồi Giáo, là đạo Hồi. Do Thái Giáo chính thống có một thẩm quyền khác. Nó bao gồm cái mà chúng ta gọi là Cựu Ước, kèm theo những tác phẩm của giáo hội tổ tiên xem là được hà hơi thiêng liêng. Đó là thẩm quyền tạo nên bản chất và đặc tính của Do Thái Giáo. Về một phương diện khác, người Mormon (Mặc-Môn) có thẩm quyền thiêng liêng của Kinh Thánh, cộng với sách của Mormon, mà họ tin rằng được hà hơi thiêng liêng. Bởi vì sách của Mormon đến sau Kinh Thánh nên trở thành cái bóng che phủ cả Kinh Thánh. Nghĩa là những người theo đạo Mormon xem xét những gì họ đọc trong Kinh Thánh dưới ánh sáng của những gì họ tìm thấy trong kinh của Mormon.

Tương tự, người Công Giáo La Mã vẫn đi theo một "tin lành" khác. Thẩm quyền hình thành và xác định "tin lành" của họ bắt đầu với Kinh Thánh. Nhưng những sách Apocrypha (ngụy kinh) khác cũng là một phần của thẩm quyền đó, như là khải tượng của Joan ở Arc, khải tượng của Fa-ti-ma, và những lời nói xem là không hề sai lầm của Đức Giáo Hoàng. Tất cả những điều nầy được xem như là thần thánh, rồi cùng nhau họ tạo ra thẩm quyền tạo nên đặc tính của "tin lành" Công Giáo La Mã.

Cũng vậy, "phong trào ân tứ" có thẩm quyền của nó. "Tin lành" đó tin rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời nhưng cũng tin nơi khải thị thiêng liêng qua những khải tượng, tiếng phán, hoặc tiếng lạ, mà sự mở rộng thẩm quyền của những điều nầy vượt qua cả Kinh Thánh. Vì vậy, nó có thẩm quyền của nó là Kinh Thánh, cộng với những sứ điệp mà người ta cho là nhận được từ Thượng Đế qua những giấc mơ, khải tượng và tiếng lạ. Điều nầy mở rộng thẩm quyền hình thành và xác định đặc tính của "tin lành" quyền phép.

Xin ghi nhớ rằng mỗi lần chúng ta có một thẩm quyền khác, chúng ta cũng có một loại "tin lành" khác. Nói một cách khác, mỗi "tin lành" được xây dựng và xác định bởi thẩm quyền của nó. Vì vậy khi thẩm quyền khác nhau, chính những "tin lành" đó cũng khác nhau.

Nhưng Tin Lành thật của Chúa Giê-xu Christ là gì? Ai mới có thể cứu nhân loại khỏi tội lỗi của họ? Thẩm quyền thiêng liêng đã cấu tạo và xác định Tin Lành đó là gì? Đây là một vài câu trong những câu hỏi có tính chất khẳng định mà giáo hội ngày hôm nay phải đối diện, bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại khi mà những "tin lành" đang phát triển nhanh. Xoay qua hướng nào chúng ta cũng tìm thấy những loại "tin lành" khác nhau. Thật vậy, chúng ta tự hỏi, làm sao tôi có thể thật sự biết rằng tôi đang đi theo một Tin Lành thật?

Một định nghĩa đôi khi được đưa ra để mô tả Tin Lành thật trong I Giăng 4:2. Chúng ta đọc thấy, nếu chúng ta xưng rằng Đấng Christ đã đến trong xác thịt thì chúng ta bởi Đức Chúa Trời. Nhưng khi chúng ta đọc trong Luca 4:34, những ma quỉ cũng nhận rằng Chúa Giê-xu Christ đã đến trong xác thịt và chúng vẫn ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Vì vậy định nghĩa cá biệt đó đứng một mình có thể không thỏa đáng trong mọi trường hợp. Chúng ta cần phải biết nhiều hơn về những định nghĩa và nội dung của Tin Lành. Vì thế, chúng ta cần phải tìm ra thẩm quyền thiêng liêng thiết lập và xác định đặc tính và bản chất của Tin Lành thật.

Kinh Thánh chỉ rõ ra rằng chỉ có Kinh Thánh và toàn bộ Kinh Thánh là thẩm quyền thiết lập Tin Lành của Chúa Giê-xu Christ. Khải Huyền 22:18-19 nói rõ: Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.

Bởi lời tuyên bố trên Đức Chúa Trời đã thiết lập những qui luật của Tin Lành thật. Nó được giới hạn chỉ trong một mình Kinh Thánh mà thôi.

Vì vậy, Kinh Thánh là thẩm quyền thiêng liêng thật. Đó là thẩm quyền duy nhất và trọn vẹn hình thành nên Tin Lành của Chúa Giê-xu Christ chúng ta. Vì là thẩm quyền thiêng liêng, vì đến từ Đức Chúa Trời nên Kinh Thánh có uy quyền tuyệt đối trên đời sống chúng ta. Chúng ta phải đọc một cách khao khát; chúng ta phải học Kinh Thánh một cách sốt sắng với tinh thần sẵn sàng vâng phục. Và nếu chúng ta khám phá ra trong đời sống mình có bất cứ loại thói quen nào, hoặc bất cứ loại giáo lý nào đi ngược lại với Lời của Đức Chúa Trời, là con cái của Đức Chúa Trời, trong chúng ta sẽ có ao ước mạnh mẽ để thay đổi thói quen hoặc giáo lý đó, để rồi chúng ta sẽ nên trung tín với Lời của Đức Chúa Trời hơn.

Nếu chúng ta đi theo một thẩm quyền hẹp hơn hoặc rộng hơn sự duy nhất và toàn bộ của Kinh Thánh thì chúng ta không đi theo Tin Lành của Kinh Thánh. Không cần biết sự thánh khiết của nó biểu lộ ra như thế nào, một "tin lành" như vậy sẽ không dẫn đến sự cứu rỗi.

Bây giờ chúng ta biết rằng Kinh Thánh là thẩm quyền thiết lập Tin Lành thật, nhưng chúng ta tự hỏi trọng tâm sứ điệp của Tin Lành thật là gì? Chúng ta có thể nói rằng Tin Lành là bức thư yêu thương của Đức Chúa Trời gửi cho loài người mà nhờ nó chúng ta mới có thể trở nên công bình, biết được tình yêu của Đức Chúa Trời, bước vào một đời sống sung mãn, hoặc học tập sống cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể suy nghĩ đến nhiều câu Kinh Thánh mô tả và thậm chí kết tinh nên tính chất căn bản của Tin Lành.

Thật vậy, dù sao đi nữa, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tìm thấy sự tóm lược trong Giăng 3:16 là ý nghĩa cốt yếu của Tin Lành. Câu Kinh Thánh nầy dẹp bỏ tất cả những điều khác để đi ngay đến sứ điệp cốt yếu. Chúng ta đọc: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hể ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời."

Thường thường những nhà thần học chú trọng đến phần đầu của câu: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian . . ." Đó là một câu tuyệt vời giới thiệu với chúng ta một lẽ thật lạ lùng mà Đức Chúa Trời với tình yêu cao cả đã cung cấp sự cứu rỗi cho tất cả ai tin nhận nơi Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi mà Ngài ban cho một cách rộng rãi sẽ không được hiểu đầy đủ trừ khi chúng ta cũng hiểu được ý nghĩa của chữ "hư mất" tìm thấy sau đó ở trong câu nầy. Ít khi chúng ta nghe được một bài giảng dựa trên câu, ". . . không bị hư mất . . . ." thế nhưng câu ấy cũng là một phần cần thiết của Tin Lành.

Khi chúng ta tra cứu Thánh Kinh, chúng ta tìm thấy chữ "hư mất," như được dùng trong Giăng 3:16, không có nghĩa là "sự hủy diệt." Trong tiếng Anh khi chúng ta nói "Tôi bị hư mất," chúng ta nghĩ đến sự chết, hoặc chấm dứt không còn tồn tại. Nhưng trong Kinh Thánh chữ "hư mất" có một định nghĩa khác. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23). Và sự sống như đang chết theo quan niệm của Đức Chúa Trời là tồn tại suốt cõi đời đời trong địa ngục. Đó là thảm trạng của loài người phản loạn. Đó là ý nghĩa của sự hư mất.

Nan đề khủng khiếp nhất của loài người đó là tất cả chúng ta đều là tội nhân. Xin nhớ Rô-ma 3:10-11: "Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời." Tấm lòng của con người bẩm sinh là gian ác một cách liều lĩnh, như chúng ta đọc trong Giê-rê-mi 17:9.

Vì chúng ta phạm tội - dầu vỏn vẹn chỉ có một tội - chúng ta sẽ bị hư mất. Bởi vì chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Chúa, Đức Chúa Trời xem mỗi một con người chúng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mặt Đức Chúa Trời về những hành động trong đời sống chúng ta. Đức Chúa Trời đã chỉ định ngày tận thế khi đó chúng ta sẽ bị xét đoán. Kinh Thánh nói trong sách Hê-bơ-rơ 9:17, "... theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét ...." Ngoài Tin Lành, tất cả chúng ta là những tội nhân, tất cả chúng ta đều trên đường đi vào địa ngục.

Sự thật khủng khiếp nầy không thể nhìn thấy được bằng đôi mắt thường của chúng ta bởi vì chúng ta không thể nhìn được vào tương lai. Những gì chúng ta nhìn thấy được bằng đôi mắt xác thịt không phải là toàn bộ câu chuyện. Thực tế, những điều đó lại rất nông cạn và thứ yếu trong toàn bộ câu chuyện. Thí dụ, có thể chúng ta có một người bạn vừa qua đời. Chúng ta thấy ông ta được những người bạn khác quan tâm khi ông còn sống. Khi ông ta chết, ông được tán dương như là một người vĩ đại nhất trong đám tang, và rồi tất cả chúng ta mỗi người đều đi lo việc riêng mình và quên ông ta đi. Nhưng nếu ông ấy qua đời ngoài Tin Lành, nghĩa là chưa được cứu, điều kế tiếp mà ông nhận thức được là ông đang đứng trước Ngôi phán xét của Đức Chúa Trời, nơi đó ông ta phải trả lời về mỗi tội lỗi mà mình đã phạm; và tội lỗi thì nhiều vô số kể. Bất cứ tội lỗi nào trong những tội lỗi nầy đều có thể kết án ông ta đi vào cõi hình phạt đời đời. Đối với ông ta không còn lối thoát, không có ân xá, không có giảm án, không có lối thoát nào.

Trên thế giới mỗi ngày có khoảng 200.000 người chết. Chúng ta ý thức rằng hầu hết trong số 200.000 người chết nầy không được cứu và điều kế tiếp mà họ sẽ nhận biết là họ đang đứng trước Ngôi phán xét của Đức Chúa Trời, là đối tượng cho sự hình phạt đời đời. Bấy giờ chúng ta mới nhận thức được sự khủng khiếp vì mức độ ghê gớm của nó.

Thỉnh thoảng chúng ta nghe về một trận động đất mà trong đó có 50.000 người chết. Chúng ta nghe về những cuộc chiến có 700.000 hoặc 800.000 người bị giết. Chúng ta nghe về những việc vô nhân đạo giữa con người với con người. Chúng ta nghe về những cơn đói kém giết hại hàng ngàn người. Nhưng những điều đó không có nghĩa lý gì so với thảm kịch khủng khiếp nhất mà loài người đang đối diện mỗi ngày.

Sự kinh khủng của cách đối xử dã man giữa con người với con người, của sự đói kém, của chiến tranh, hoặc của bất cứ cuộc khủng hoảng nào, cũng chỉ xảy đến cho sự chết về thể xác mà thôi. Nhưng sự chết về thể xác thì chính nó không phải là điều khủng khiếp. Điều khủng khiếp là sau khi chết là sự phán xét. Công lý hoàn hảo của Đức Chúa Trời đòi hỏi hình phạt đời đời là sự đền trả cho tội lỗi.

Đáng buồn thay chúng ta thường không được nghe giảng về phần nầy của Tin Lành. Phần đó đặt nặng về sự quở trách, sự buồn bã và rất nghiêm túc. Phần đó thật khủng khiếp cho đến nỗi chúng ta muốn quên đi. Chúng ta thích nói về tình yêu của Đức Chúa Trời hơn. Chúng ta thích nói về đời sống đạo đức hơn. Chúng ta ưa thích nói về đủ loại vấn đề hơn là sự dạy dỗ rất quan trọng nầy của Tin Lành.

Tuyệt diệu thay, sự thật rằng địa ngục đang chờ đợi con người không phải là toàn bộ câu chuyện. Nếu Đức Chúa Trời viết ra Kinh Thánh chỉ để nói cho chúng ta biết rằng chúng ta đang đi vào địa ngục, thì chúng ta cũng vẫn có thể ngợi khen Đức Chúa Trời vì ít nhất Ngài đã cảnh cáo chúng ta. Nhưng hiểu biết đó không làm được gì tốt hơn cho chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta là tội nhân. Vì cớ những tội lỗi của chúng ta, cuối cùng của chúng ta vẫn là đi vào hỏa ngục. Nhưng dệt vào tấm lụa Tin Lành của Chúa Giê-xu Christ, giống như sợi chỉ vàng chạy xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh, là sứ điệp của hi vọng. Đó là sứ điệp mà chúng ta có thể biết được tình yêu của Đức Chúa Trời bởi tin cậy vào Chúa Giê-xu Christ như là Cứu Chúa của chúng ta. Đó là một phương diện khác của Tin Lành, phần trung tâm của Tin Lành trình bày: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hể ai tin Con ấy, không bị hư mất, mà được sự sống đời đời."

Tại sao nếu chúng ta tin nhận Ngài thì chúng ta sẽ không đi vào địa ngục? Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đấng Christ đã trở nên tội lỗi vì cớ chúng ta! Chúng ta đọc trong II Cô-rinh-tô 5:21 "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời." Hoặc, như Ê-sai 53:6 chép, "Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người" (nghĩa là hết thảy những ai giao trọn đời sống mình trong Ngài).

Đó là sứ điệp chính của Tin Lành. Không có sứ điệp nào khác có thể so sánh được với điều nầy. Bắt đầu với sự thật khủng khiếp rằng con người đầy tội lỗi và đang tiến dần vào địa ngục, nhưng thêm vào đó là một tin tuyệt vời rằng tất cả chúng ta là những người kêu xin sự thương xót từ nơi Chúa Giê-xu Christ và phó thác trọn đời sống mình nơi Ngài có thể thoát được địa ngục bởi Ngài đã trở nên tội lỗi cho chúng ta. Ngài gánh lấy tội của chúng ta như là người thay thế, Ngài đứng trước Ngôi phán xét của Đức Chúa Trời khi Ngài đứng trước mặt Bôn-xơ Phi-lát. Ngài đã bị kết án có tội vì cớ tội lỗi của chúng ta, Đức Chúa Trời đã giáng sự đoán phạt của Ngài trên Chúa Giê-xu đến mức độ tương đương với sự hình phạt trong hỏa ngục đời đời của mỗi chúng ta là những người tin nhận Ngài. Bằng cách nầy Ngài đã đền trả cho tất cả mọi tội lỗi của chúng ta. Ngài đã làm thỏa mãn sự công bình trọn vẹn của Đức Chúa Trời đó là đòi hỏi sự khổ hình đời đời nơi địa ngục như là hình phạt cho tội lỗi. Kể từ khi tội lỗi của chúng ta được đền trả, địa ngục không còn hăm dọa chúng ta nữa. Chúng ta không còn ở dưới luật pháp lên án rằng chúng ta phải đi vào địa ngục. Bây giờ chúng ta ở đưới ân điển. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã rời bỏ địa phận của ma quỉ (chúng ta thuộc về nước đó trước khi chúng ta được cứu), chúng ta trở thành công dân của Vương Quốc của Chúa Giê-xu Christ.

Tuy nhiên, thực tế thật bi thảm, giáo hội ngày hôm nay đã thiếu cảnh giác về sứ điệp nầy đến một mức độ báo động. Điều nầy thật sự xảy ra phần nào trong suốt lịch sử hội thánh, nhưng nó đặc biệt xảy ra ngày nay. Hiển nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ngợi khen Đức Chúa Trời cho những trường hợp ngoại lệ! Giáo hội đã đánh mất tính nhạy cảm với bản chất chính của Tin Lành ở một mức độ cao. Rất nhiều người giảng không còn nói đến địa ngục nữa. Trong thực tế, có lần tôi nghe một nhà thần học từ một trường thần đạo có uy tín nói rằng địa ngục "giống như ở trong một chiếc máy bay chỉ bay vòng vòng." Nói một cách khác ông ta chế nhạo địa ngục. Tốt hơn ông ta nên đọc lại Phục Truyền Luật Lệ Ký đoạn 28. Ông ta nên đọc lại Khải Huyền đoạn 14, trong đó nói rằng "Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời" (câu 11). Tốt hơn ông ta nên đọc lại Ma-thi-ơ đoạn 13, Mác đoạn 9, và Ma-thi-ơ đoạn 25, trong đó Chúa Giê-xu nói đến những điều giống như, "là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng" (Ma-thi-ơ 13:42); "nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết" (Mác 9:44); và chỗ Ngài nói về sự đoán phạt đời đời (Ma-thi-ơ 25:46). Lý do duy nhất chúng ta không thường xuyên đọc những khúc Kinh Thánh đó vì nó quá đáng sợ. Nhưng thà chúng ta bị hoảng sợ nếu chúng ta chưa được cứu, bởi vì địa ngục là có thật.

Nhưng bạn biết không, nếu ai đó không muốn đối diện với sứ điệp trọng tâm của Kinh Thánh vì họ không muốn nói về địa ngục thì họ sẽ làm gì với Tin Lành? Đáng buồn thay, chúng ta nhận thấy rằng những nhà thần học bắt đầu thay đổi sứ điệp của Tin Lành để thỏa mãn ham muốn của chính họ. Họ bắt đầu làm ra Tin Lành thuộc về chính trị. Thí dụ, họ nói, "Cơ Đốc Giáo phải được tự do khỏi áp bức về chính trị." Hoặc, họ bắt đầu dạy một "tin lành" kinh tế nói rằng Cơ Đốc Giáo phải có đủ thực phẩm để ăn và có một nền kinh tế bảo đảm. Hoặc họ làm cho nó trở thành một "tin lành" tập trung vào sức khỏe về thể xác bằng cách nói rằng mục tiêu của "tin lành" là sức khỏe tốt và có đời sống sung sướng hạnh phúc trên trái đất nầy.

Ba điều khát vọng mà mọi con người đều tìm kiếm là sự tự do về chính trị, bảo đảm về kinh tế, và sức khỏe tốt. Cả loài người đều tìm kiếm những điều nầy bằng cách nầy hoặc cách khác. Chúng ta không cần phải gọi mình là Cơ Đốc Nhân để có những loại mục tiêu nầy. Trong thực tế những khát vọng nầy đều không có mối liên hệ trực tiếp đến Tin Lành của Chúa Giê-xu Christ, nghĩa là Tin Lành về vấn đề tâm linh thật. Chúng ta hãy xem tại sao lại như vậy.

Trong Lu-ca đoạn 16, Đức Chúa Trời cho chúng ta thí dụ về người giàu và La-xa-rơ. Có lẽ chúng ta đều quen thuộc với thí dụ đó. Kinh Thánh tiết lộ rằng người giàu có tất cả những gì tiền bạc có thể mua được. Chắc chắn chúng ta có thể giả định như vậy, bởi vì tất cả điều gì ông ta có đến từ tiền bạc, ông ta phải có nhiều tự do về chính trị. Cũng vậy, theo lệnh của ông ta, ông ta có thể có những bác sĩ hay nhất và những người chăm sóc giỏi nhất để ông ta có thể hưởng thụ tối đa sức khỏe tốt. Không nghi ngờ gì cả, ông ta có một nền kinh tế vững chắc và mọi thứ theo nó. Nếu bất cứ ai có vẻ không cần đến sứ điệp của Tin Lành, đó là người giàu nầy. Ông ta có vẻ có mọi sự cho ông ta.

Mặt khác, Đức Chúa Trời nói về La-xa-rơ. La-xa-rơ không có gì cả; ông ta là một người ăn xin. Kinh tế ông ta không bảo đảm. Ông ta không có tiền để đi bác sĩ khám bệnh, mặc dầu ông ta rất cần được chữa bệnh. Có lẽ ông ta ngủ ngoài đường phố và không có đủ đồ ăn hoặc ăn những thức ăn không ra chi. Làm gì thì làm, thân thể ông ta cũng đầy ghẻ lở. Ông ta có một sức khỏe rất là thấp kém. Chắc chắn, một người ăn xin có thể bị đá bởi những người đi qua lại. Ông ta không có một an ninh gì về chính trị. Ông ta được xem như thuộc tầng lớp hạ lưu. Ông ta không là gì cả. Nếu bất cứ ai cần có một "tin lành" thuộc về trần thế nầy, đó là La-xa-rơ. Khi câu chuyện tiếp tục, chúng ta biết rằng cả hai La-xa-rơ và người giàu đều chết.

Một cách thình lình Đức Chúa Trời cất bỏ bức màn để cho thấy bức tranh thật của hai người nầy khi họ sống suốt trong cõi đời đời. Chúng ta tìm thấy điều gì? Chúng ta nhận thấy rằng La-xa-rơ, người mà không có được những nhu cầu thiết yếu nhất của con người, đang nghỉ ngơi đời đời trong lòng của Áp-ra-ham. Điều nầy ngụ ý nói rằng ông ta đang ở một chổ cao tốt nhất, một ơn phước tốt nhất. Đó là hình ảnh được cứu và được ở đời đời trong Vương Quốc của Chúa Giê-xu Christ.

Mặt khác, ở đâu chúng ta có thể tìm thấy người giàu có nầy, người mà có đủ mọi thứ loài người mong muốn ở trên trái đất? Trong thí dụ nầy, chúng ta thấy ông ta trong địa ngục, khóc lóc một cách đắng cay với Ông tổ Áp-ra-ham để "sai La-xa-rơ, nhúng đầu ngón tay vào nước, đặng làm cho mát lưỡi tôi; vì tôi bị khổ trong lửa nầy quá đổi" (câu 24). Đó là bức tranh của tính chất khủng khiếp một cách tuyệt đối của địa ngục, và người giàu sẽ ở đó đời đời.

Ai trong hai người nầy thật sự cần Tin Lành? Ai trong những người nầy thật sự thiếu thốn?

Nếu bạn đến với La-xa-rơ bằng một "tin lành" thuộc về chính trị hoặc "tin lành" xã hội, cố gắng cho ông ta thuốc men hoặc cung hiến cho ông ta một kinh tế bảo đảm, điều đó có thể thay đổi địa vị của ông ta trên Thiên đàng không? Câu trả lời là không. Trong một mức độ nào đó ông ta không cần, Tin Lành thật và đời đời mới quan hệ. Dĩ nhiên, như là một con người, ông ta có thể chịu đựng với một chút thức ăn. Như là một người, ông ta có thể sống với một chút lòng thương hại. Nhưng trong mức độ nào đó, sự liên quan với Đức Chúa Trời mới quan hệ - đó là nhu cầu thật của con người - ông ta không cần gì khác hơn.

Đồng hóa sứ điệp Tin Lành với tham vọng thuộc về chính trị, kinh tế, và văn hóa đã làm cho "Tin Lành Cơ-đốc-giáo" đáng bị đả kích, đặc biệt đối với nhiều nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia. Khi chúng ta mang ra một sứ điệp, tỉa sửa theo sự ham muốn của con người, nó không còn dính líu gì với Tin Lành của Chúa Giê-xu Christ, chúng ta bước vào những khu vực hoạt động mà trở thành mối đe dọa với những người lãnh đạo chính trị. Rất đáng tiếc khi tôi phải nói rằng trong quá khứ (và vẫn còn xảy ra ngày hôm nay), những nhà truyền giáo đi đến Trung Quốc và nhiều quốc gia khác truyền bá "tin lành" mang nặng mùi vị văn hóa Tây Phương của họ. Vì vậy sứ điệp "tin lành" họ mang ra trở thành liên kết với sự giàu có về vật chất hoặc những loại tự do chính trị nào đó. Nhưng đó không phải là Tin Lành của Kinh Thánh. Đáng buồn thay những nhà truyền giáo nầy cùng nhau đưa ra những sự kiện sai. Họ bắt đầu xen vào những vấn đề của những quốc gia mà họ được sai đến, những nhiệm vụ xã hội mà họ không có trách nhiệm và không có liên quan gì đến sứ điệp thật của Tin Lành.

Thực tế Tin Lành không liên quan gì đến loại lãnh đạo mà quốc gia đó có. Nó không có liên quan gì dưới hệ thống chính trị của đời sống một dân tộc. Dù nó tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đưa người lãnh đạo nầy lên, hạ người kia xuống. Nó tuyên bố rằng công dân của bất cứ quốc gia nào cũng được đòi hỏi phải vâng phục những nhà cầm quyền trên họ. Nhưng nó không bảo rằng phải vâng lời chính phủ loại nầy hơn là chính phủ loại kia.

Kinh Thánh thì không quan tâm về hoàn cảnh kinh tế của những người nghe về Tin Lành. Trong thời gian Chúa Giê-xu thi hành chức vụ, và khi các sứ đồ được sai đi, sự đối xử vô nhân đạo của con người đối với con người lúc đó có không? Thật sự là có. Có nhiều người nô lệ bị đánh đập cách thảm thương và ngược đãi. Có kinh tế bấp bênh không? Thật sự có chớ. Ngày đó không có những tàu cứu trợ. Chắc chắn là có người chết vì đói. Có ai cần được chữa lành một cách khẩn cấp mà không được chữa chăng? Thật sự là có.

Một số người hiểu lầm công tác của Chúa Giê-xu khi Ngài chữa lành người bệnh. Đấng Christ đã không đến với một "tin lành" mà hứa hẹn sức khỏe tốt. Ngài đơn giản làm những phép lạ chữa lành như những bằng chứng rằng Ngài là Đức Chúa Trời để cho chúng ta những thí dụ lịch sử qua đó chúng ta có thể thấy được đặc tính thuộc linh của Tin Lành. Đó là những câu chuyện thuộc về đất mang ý nghĩa thuộc về trời. Sau khi Đấng Christ lên thập tự giá và các sứ đồ qua đời, chúng ta không tìm thấy gì thêm trong Kinh Thánh có liên quan đến sự chữa lành thể xác. Tin Lành thì liên quan đến sự chữa lành thuộc linh: ". . . lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em được lành bịnh. Vì anh em vốn giống như con chiên lạc. . ." (I Phi-e-rơ 2:24-25). Tin Lành phải liên quan đến sự chữa lành bệnh tội lỗi của linh hồn chúng ta.

Vì vậy sứ điệp của Tin Lành là loài người đang trên đường đi vào địa ngục, nhưng bất cứ ai tin cậy nơi Đấng Christ đều có thể nếm biết được tình yêu của Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta được cứu, chúng ta được dời từ địa phận của ma quỉ, nơi chứa đựng tất cả những người không được cứu trên thế gian, bất cứ họ ở đâu, bất luận họ thuộc về hệ thống chính trị nào. Chúng ta được chuyển vào Vương Quốc của Chúa Giê-xu Christ, đó là quốc gia thuộc về tâm linh được thành hình bởi những tín hữu đã được tái sanh, bất kể ý thức hệ chính trị, hoặc sự khác nhau của văn hóa hoặc điều gì khác. Sự cứu rỗi không có dính líu gì đến những quốc gia thuộc về chính trị.

Nhiều nhà thần học bẻ gãy những sự thật của Kinh Thánh liên quan đến bản chất của Tin Lành khi họ cố gắng hiểu ý nghĩa của sự hiệp một của Cơ-đốc-giáo. Ê-phê-sô 4:4-5 dạy chúng ta rằng: "Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp têm . . ." Sự hiệp một nào mà Đức Chúa Trời muốn nói ở đây? Những nhà thần học có ý tốt nhưng bị hướng dẫn sai lầm trong khi cố gắng giải thích sự hiệp một nầy, họ cố gắng gán ghép những khái niệm xa lạ vào trong Tin Lành. Họ tin tưởng một cách thật tình rằng chúng ta là một trong đức tin và một trong phép báp têm khi chúng ta có cùng một sự tự do về chính trị, hoặc kinh tế giàu có bằng nhau.

Nhưng Tin Lành thật không có liên quan gì đến hoạt động chính trị. Nó không có dính líu gì đến những tham muốn về kinh tế hoặc những ham muốn về sức khỏe tốt. Nó nhìn xa hơn những điều nầy. Khi chúng ta có Tin Lành thật, dầu chúng ta sống ở Liên Xô, Trung Quốc, Đức Quốc, Nam Mỹ, Hoa Kỳ, hoặc bất cứ quốc gia nào khác, chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp têm. Đó sự hiệp một về thuộc linh. Đó là đức tin trong đó chúng ta hiểu rằng tội lỗi chúng ta được rửa sạch. Về thuộc linh, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời. Về thuộc linh, chúng ta biết rằng chúng ta không bị kết án đi vào địa ngục mà chúng ta có sự sống đời đời. Về thuộc linh, chúng ta trở nên cùng một thân mặc dù chúng ta không có sự liên hệ với nhau về chính trị, kinh tế, hay là văn hóa.

Chúng ta không nên rơi vào cái bẩy mà nhiều người đã rơi vào. Họ đọc trong Cựu Ước về tất cả những vàng và bạc của Sa-lô-môn, họ đọc về những sự giàu có của Áp-ra-ham, cũng như sự thịnh vượng về vật chất của nhiều người khác. Rồi họ kết luận, "Bạn thấy không, đó là những gì xảy ra khi chúng ta được cứu. Tin chắc rằng chúng ta sẽ có vật chất tương tợ như vậy khi chúng ta được cứu." Nhưng họ sai lầm trong sự nhận thức về sự sắp đặt kiểu mẫu và mô hình trong Kinh Thánh của Đức Chúa Trời. Dân tộc Do Thái trong thời Cựu Ước là một phần trong câu chuyện trần gian, một bức tranh thuộc về lịch sử chỉ về ý nghĩa thuộc linh của Hội Thánh thời Tân Ước, đó là làm con cái của Đức Chúa Trời nghĩa là thế nào. Sự thịnh vượng về vật chất của dân tộc Do Thái thời kỳ Cựu Ước là câu chuyện trên đất mà nó chỉ đến ý nghĩa thuộc về trời và trong đó những người tín hữu trong Đấng Christ trở nên thịnh vượng về phần tâm linh, linh hồn họ được nuôi dưỡng một cách phong phú bằng Bánh Hằng Sống là chính Chúa Giê-xu. Những thùng rượu được đổ đầy tràn trong thời Cựu Ước là một vở kịch trần gian chỉ về dòng huyết đầy tràn của Đấng Christ, đền trả hoàn toàn cho tất cả tội lỗi của chúng ta. Bất cứ sự tự do thuộc về lịch sử nào của dân tộc Do Thái thời xưa cũng đều là biểu tượng cho sự thật rằng trong Đấng Christ chúng ta được tự do khỏi ách nô lệ của tội lỗi và ma quỉ.

Dầu sao đi nữa, vấn đề là trí óc tội lỗi tồi tệ của chúng ta ưa tìm đến những sự việc trước thuộc về lịch sử (mà đối với Đức Chúa Trời chỉ là hình ảnh và kiểu mẫu mà thôi) và làm cho chúng trở nên bản chất của Tin Lành. Điều đó phục vụ cho bản chất xác thịt tự nhiên của chúng ta. Điều đó cung cấp những gì mà tất cả mọi người đều muốn: tự do chính trị, tự do kinh tế, và sức khỏe tốt.

Nhưng đó không phải là Tin Lành! Nếu chúng ta cố gắng làm cho Tin Lành khớp vào hình ảnh đặc trưng thuộc về vật chất của Cựu Ước, chúng ta cũng phải dâng những của tế lễ mà những tín hữu trong thời Cựu Ước đã dâng. Nói một cách khác, chúng ta trực tiếp phủ nhận rằng Đấng Christ đã đến! Trong Tân Ước chúng ta không tìm thấy bất cứ sự tham khảo nào giảng dạy về tự do chính trị, kinh tế bảo đảm, hoặc sức khỏe tốt. Toàn bộ bản chất của Tin Lành là tự do về tâm linh trong Đấng Christ. Tự do khỏi điều gì? Đó là tự do khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời! Nó không có dính líu gì đến chính trị của thế giới nầy! Nói một cách đơn giản, chúng ta được dời ra khỏi địa phận của ma quỉ. Luật pháp không còn đưa chúng ta vào địa ngục nữa. Chúng ta được tự do trong Đấng Christ. Chúng ta có sự sống đời đời. Đó là tính chất của Tin Lành. Đó là sứ điệp duy nhất mà chúng ta rao giảng.

Bây giờ chúng ta đến điểm thứ ba cần được xem xét. Chúng ta đã xem đến thẩm quyền thành lập và xác định Tin Lành, chúng ta đã xem đến sứ điệp của Tin Lành. Bây giờ chúng ta xem xét mệnh lệnh của Tin Lành.

Một cách rõ ràng, Đức Chúa Trời đã ra mạng lệnh bảo chúng ta phải mang sứ điệp Tin Lành đến cho cả thế giới: "Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người" (Mác 16:15). Chúa Giê-xu ban ra lệnh nầy; đó không phải là một sự lựa chọn. Đó không phải là việc chúng ta sẽ làm nếu thuận tiện, hoặc nếu chúng ta thích. Mệnh lệnh cấp bách của Kinh Thánh đó là chúng ta phải đi khắp thế giới để giảng Tin Lành. Chúng ta là đại sứ của Đấng Christ đối với thế giới đang mang bệnh tội lỗi nầy - Đấng Christ đang mời gọi mọi người qua chúng ta.

Hãy nhớ, Chúa Giê-xu nói rằng Ngài đến để tìm và cứu kẻ bị mất (Lu-ca 19:10). Ngài có dân ở Trung Quốc mà Ngài đã đến tìm để cứu. Ngài có dân ở Mỹ Quốc mà Ngài đã đến tìm để cứu. Ngài có dân ở Đức Quốc, ở Liên Xô, và ở trong mỗi quốc gia trên thế giới. Chúng ta không biết họ là ai, nhưng chúng ta biết qua Kinh Thánh rằng họ là những người đã được biên tên vào sách sự sống của Chiên Con từ trước khi sáng thế. Vì vậy chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời tự buộc trách nhiệm cho Ngài phải cứu những người nầy.

Những đại sứ thật của Đấng Christ là những tín hữu đã thật sự được sanh lại. Họ là những người duy nhất hiểu được bản chất thật của Tin Lành. Họ đã đối diện với sự thật về địa ngục, bởi vì họ học cách đặt để niềm tin vào Kinh Thánh một cách âm thầm. Họ là những người được ban cho công tác diệu kỳ (đó là một mệnh lệnh mà cũng là một đặc ân tuyệt vời) là đem Tin Lành đến cho thế giới. Chúng ta không được viện cớ. Chúng ta phải làm việc nầy bằng bất cứ hoàn cảnh nào mà Chúa cho phép chúng ta.

Nhưng chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta đang rao truyền Tin Lành của Kinh Thánh, không phải "tin lành" của Châu Âu hoặc "tin lành" của Hoa Kỳ, hay là "tin lành" của Mễ-tây-cơ hoặc bất cứ "tin lành" sai lạc nào khác. Khi chúng ta tập trung vào những điều cốt yếu căn bản, Tin Lành thật chắc chắn là bình thường cho mọi quốc gia. Nó luôn giống nhau trên mọi quốc gia mà chúng ta đang sống. Tất cả chúng ta đều có cùng một liều thuốc tâm linh chính xác giống như nhau cho nhu cầu tâm linh giống nhau. Chúng ta cần được giải thoát khỏi tội lỗi qua huyết của Đấng Christ. Sau khi chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, biết rằng Đấng Christ gánh chịu địa ngục cho chúng ta, rồi sau đó ngay cả nếu chúng ta sống phần còn lại của đời mình ở trong trại tập trung, chết mòn bởi những sự đánh đập và đói khát, chúng ta vẫn có tất cả. Dù chúng ta có tồn tại chỉ giống như La-xa-rơ là một người ăn xin chỉ có chó đến liếm ghẻ, dù chúng ta được sống trong cung điện với tất cả những phúc lành của thế gian nầy hay không, điều đó không khác biệt chi cả. Nếu chúng ta được cứu, chúng ta biết rằng chúng ta có được điều tốt đẹp cao quí nhất mà chúng ta chưa từng có.

Kinh Thánh cũng nói rằng chúng ta phải yêu thương người lân cận như chính mình (Lu-ca 10:27). Nhưng yêu người lân cận như chính mình có nghĩa gì? Trong Giăng 13:34 Chúa Giê-xu nói, "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy." Điều đó thiết lập bản chất của tình yêu khi chúng ta yêu nhau. Chúng ta phải yêu những người xung quanh như Đấng Christ đã yêu chúng ta.

Tính chất tình yêu của Đấng Christ cho bạn và tôi là gì? Có phải Ngài đã mang đến cho chúng ta sự bảo đảm về kinh tế, sự tự do chính trị, hay là sức khỏe tốt không? Ngài có làm những điều đó cho La-xa-rơ không (Lu-ca 16)? Câu trả lời là không. Chắc chắn là không. Trong tình yêu của Ngài cho chúng ta, Ngài phó mạng sống của Ngài. Ngài chịu đựng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, điều đó tương đương với sự trãi qua muôn kiếp trong địa ngục, hầu cho chúng ta có sự sống đời đời và chính chúng ta khỏi phải đi vào địa ngục.

Chúa Giê-xu khuyên giục, " . . . các ngươi hãy yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi . . ." (Giăng 13:34). Nếu Đấng Christ mong muốn ban cho tôi sự sống đời đời mà Ngài phải lên thập tự giá và chịu đựng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời để tôi được cứu, nếu sự mong muốn đó là trung tâm điểm tình yêu của Ngài, thì sự mong muốn đó phải là trung tâm điểm tình yêu của tôi cho những người khác.

Khi chúng ta nhìn ra thế giới, chúng ta sẽ thấy một điều, một nỗi ám ảnh khủng khiếp bám chặt tâm hồn chúng ta, đó là địa ngục đang vồ lấy đời sống của những người chưa được cứu trên thế giới. Bởi vì hầu hết những người chết không được cứu, với tỷ lệ gần 200.000 người một ngày, địa ngục đang đạt đến trọn thời điểm của nó. Đó là lẽ thật mà chúng ta nên nhận biết. Đó là lẽ thật mà Đấng Christ đã thấy khi Ngài bước đến thập tự giá. Trong tình yêu của chúng ta cho những người xung quanh, chúng ta muốn cảnh cáo họ: "Bạn không thấy điều đó sao? Bởi vì tội lỗi của bạn, địa ngục đang đến và địa ngục thì có thật. Nhưng có một con đường để thoát khỏi, đó là qua Chúa Giê-xu Christ. Trong tình yêu của tôi cho bạn, tôi muốn điều tốt nhất cho bạn. Dĩ nhiên, tôi có thể tốn một ít tiền để giúp đỡ cho bạn trong nhiều cách. Nhưng nếu bạn qua đời mà không được cứu, cho dù là cuộc đời của bạn được kéo dài ra bởi vì bạn được cho uống thuốc kháng sinh hoặc bất cứ là cái gì đi nữa, thì nó có sự khác biệt gì? Bạn vẫn phải chết, và sau khi chết sẽ đến sự đoán xét. Bạn không thể thấy điều đó sao? Nếu bạn trở thành một tín hữu trong Đấng Christ, khi đó hoàn cảnh thể xác, hoàn cảnh chính trị, hoàn cảnh sức khỏe của bạn, tất cả cùng với nhau đều không quan trọng nữa. Bạn giống như La-xa-rơ. Bạn vẫn có điều tốt cao quí nhất. Bạn cũng có được sự cứu rỗi." Mong muốn điều nầy cho những người khác là tình yêu thật.

Chú ý rằng Chúa Giê-xu nói, "Yêu người lân cận như chính mình." Nhưng tôi yêu tôi như thế nào? Điều tốt cao quí nhất mà tôi có thể mong muốn cho chính tôi là gì? Có phải tôi được thạnh vượng hơn về vật chất không? Có phải điều đó là tốt nhất cho tôi không? Tất cả không nghĩa lý gì. Trong thực tế, nó có thể cám dỗ tôi khỏi phục vụ Chúa cách mà tôi đáng phải làm. Còn việc nổi tiếng thì sao? Để có tên tuổi? Bất cứ điều gì mà thế giới khao khát? Câu trả lời là không. Không có một điều nào trong những điều đó là tốt và cao quí nhất. Điều tốt nhất cho tôi là những gì tôi mong muốn cho những người khác. Vậy điều đó là gì? Điều mà tôi cần biết chắc đó là tôi đã được cứu. Đó là tôi phải chắc rằng những tội lỗi của tôi đã được đền trả, vì vậy việc đi vào địa ngục không có thể xảy ra cho tôi khi tôi qua đời.

Có ai đang sống trên mặt đất nầy nghĩ rằng họ có thể trốn thoát sự chết không? Thế giới nầy tồn tại khooảng 13 ngàn năm, chỉ có hai trường hợp ngoại lệ (Hê-nóc và Ê-li), mỗi con người từng bước trên mặt đất nầy đều chết - mọi người. Không ai thoát khỏi. Điều nầy chiếu theo qui luật của Thánh Kinh rằng: "theo như đã định cho loài người, phải chết một lần, rồi chịu phán xét" (Hê-bơ-rơ 9:27). Điều nầy có nghĩa rằng sẽ xảy đến cho tôi - dĩ nhiên, trừ khi Chúa đến trước. Vì vậy nếu tôi thật sự yêu thương chính tôi, tôi sẽ không khao khát những gì của thế giới nầy nữa. Tôi sẽ không khao khát có một chổ tốt hơn một chút trên thế giới nầy. Bởi vì trong mức độ mong muốn những điều đó, tôi đang xa khỏi con đường tốt nhất cho tôi. Mối quan tâm quan trọng đầu tiên của tôi là tôi phải khẳng định chắc chắn rằng tôi là con cái của Đức Chúa Trời, đó là tôi được cứu. Chỉ khi nào tôi nhận biết rằng tất cả những điều khác là không quan trọng. Thật ra thì không có sự khác nhau về việc tôi có bao nhiêu quần áo, tôi lái loại xe gì, ngay cả tôi có hay là không có một chiếc xe, hoặc là tôi đang sống trong hoàn cảnh nào. Tất cả những điều nầy thật sự không có một loại giá trị lâu dài nào cả.

Như là một điều hiển nhiên, Đức Chúa Trời tuyên bố trong Rô-ma 12:1, "Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em." Trong Cựu Ước dân Do Thái được ra lệnh phải dâng một phần mười, nghĩa là dâng mười phần trăm trong tất cả lợi tức của họ. Đó là cách để cung cấp cho những thầy tế lễ. Nhưng trong Tân Ước Đức Chúa Trời muốn tất cả mọi thứ. Phần mười trong Cựu Ước chỉ là thí dụ cho chúng ta chỉ về thực tế Đức Chúa Trời muốn tất cả. Đức Chúa Trời nói một cách đơn giản rằng, "Ta muốn tất cả những gì của ngươi, tất cả những tài sản của ngươi, tất cả tiền bạc của ngươi, tất cả sức lực của ngươi, để công việc của ngươi là đại sứ của Đấng Christ có thể hoàn tất." Công việc đó là trình bày Tin Lành cứu rỗi quí báu cho thế giới đang tiến vào địa ngục.

Chúng ta có thể bắt đầu thấy được lẽ thật rõ hơn không? Sợi chỉ vàng chạy xuyên suốt Kinh Thánh là sứ điệp của sự cứu rỗi. Bất cứ lúc nào chúng ta rời bỏ sợi chỉ đó hay là trọng tâm đó, chắc rằng chúng ta không còn có Tin Lành của Kinh Thánh nữa. Chúng ta sẽ có một "tin lành" mà được phác họa bởi sự suy nghĩ của con người, và rồi chúng ta sẽ rơi vào những phiền phức khi chúng ta cố gắng mang nó đến những quốc gia khác trên thế giới. Một "tin lành" mà nói về kinh tế hoặc chính trị một cách sai lầm thì sẽ bị chống đối, đặc biệt là bởi những nhà cầm quyền chính trị mà họ cảm thấy một cách hợp lý rằng sự cai trị của họ đang bị đe dọa bởi những "tin lành" chính trị hoặc xã hội nầy.

Hiển nhiên, Tin Lành thật cũng bị chống đối. Đối với con người nó đáng bị đả kích. Con người không thích nghe nói là họ đang đi vào địa ngục. Không ai muốn nghe điều đó cả. Nó đáng bị đả kích đối với suy nghĩ của con người tự nhiên khi nghe rằng con người không làm gì được để có thể tự cứu lấy mình. Sự cản trở đó chỉ có thể được thay đổi trong lòng của những ai trở nên được cứu bởi sự kêu xin cùng Đức Chúa Trời: "Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ có tội!" Để làm được điều đó, con người cần phải có đức tin giống như con trẻ đặt vào Chúa Giê-xu Christ, là Đấng mà đã từng bước đi trên mặt đất nầy cách nay gần hai ngàn năm. Điều đó cũng có nghĩa là cái bản ngã của tôi phải bị phá vỡ đi. Nó làm tiêu tan thái độ tự cao của tôi. Nó làm tiêu tan mọi thứ của con người tôi.

Nhưng đó là lý do duy nhất mà Tin Lành thật bị đả kích. Mong rằng "tin lành" mà chúng ta trình bày sẽ không bao giờ bị những nhà cầm quyền chính trị chống đối bởi vì chúng ta đang giảng dạy về văn hóa và chính trị của quốc gia thuộc về chính trị, "tin lành" như vậy không thể là Tin Lành của Kinh Thánh.

Khi chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta đã đến để nhận biết điều cao quí nhất trong đời sống của chúng ta là được cứu khỏi từ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; địa ngục không còn bắt lấy chúng ta nữa. Chúng ta sẽ không bao giờ phải đứng trước Ngôi phán xét của Đức Chúa Trời và trả lời cho tội lỗi của chúng ta. Đấng Christ đã trả tất cả. Chúng ta được che chở bởi Ngài. Chúng ta đọc trong Giăng 5:24 rằng ai tin nơi Ngài sẽ không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống. Và trong tình yêu của chúng ta đối với những người khác, đó là điều tốt mà chúng ta nên ao ước một cách thật tình nhất của cho họ. Đó là sứ điệp mà Đức Chúa Trời ban lệnh cho chúng ta phải mang một cách trung tín đến cho cả thế giới.

Khi chúng ta sống đời sống của tín hữu, trung tín vâng theo mạng lệnh đem Tin Lành ra khắp thế giới, Kinh Thánh đòi hỏi chúng ta phải bước đi một cách khiêm nhường. Tấm gương của chúng ta là Chúa Giê-xu Christ; chúng ta đọc về Ngài rằng, Ngài nhu mì và hạ mình. Vì vậy chúng ta phải sẵn sàng để khi bị mắng nhiếc chúng ta không mắng nhiếc lại, chúng ta sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì chống lại chúng ta một cách nhẫn nại, và sẵn sàng nhường danh vọng lại cho bất cứ ai muốn. Hãy để cho ai đó có được tất cả danh dự thế gian. Con cái Chúa, những ai mà đã trở thành công dân của Vương Quốc Đấng Christ, là phải bước đi một cách khiêm nhường.

Nhưng tại sao vậy? Tại sao chúng ta phải bước đi khiêm nhường? Trước hết vì Chúa đã truyền lệnh như vậy. Chúa Giê-xu đã đến không chỉ là tấm gương cho chúng ta, nhưng cũng là Vua của chúng ta, Ngài nhu mì và hạ mình. Ngài đã từ bỏ mọi vinh hiển trên thiên đàng, và đã mang vào thân xác của con người tội lỗi, con người phản loạn. Rồi Ngài mang hết tội lỗi của chúng ta. Không có ai tự hạ mình xuống giống như Chúa Giê-xu Christ, Ngài đã thiết lập Vương Quốc của Ngài bằng sự đi lên thập tự giá. Chúng ta là những người tin nhận Ngài, thì ở trong Vương Quốc của Ngài, Ngài là Vua cai trị chúng ta và ra lệnh cho chúng ta phải bước đi một cách khiêm nhường và thành thật. Chúng ta cũng sẵn sàng để bị sỉ nhục. Chúng ta phải sẵn sàng bước đi như là những người khiêm nhường nhất trên trái đất nầy.

Bên cạnh đó, chúng ta bước đi rất khiêm nhường bởi vì chúng ta không có công gì trong sự cứu rỗi của chính chúng ta. Không có gì để chúng ta khoe khoang được. Chúng ta không thể nói, "Ô, bạn biết không, chuyện thật là như vầy, Đức Chúa Trời nhìn tôi và thấy rằng tôi tốt hơn người khác một chút, vì vậy Ngài quyết định cứu tôi." Không đời nào! Như trong Ê-phê-sô 2:1-3 chỉ rõ, chúng ta chết trong tội lỗi mình, chúng ta là những người đi theo ma quỉ và chạy theo những ham muốn của xác thịt giống như những người khác. Chỉ bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời, chỉ bởi ân điển của Ngài mà Ngài đã cứu chúng ta. Là Cơ đốc nhân chúng ta tự hỏi rằng, "Ô, làm sao có thể được, rằng tôi được làm con cái của Đức Chúa Trời, rằng tôi có sự sống đời đời, vì thế mà tôi không sợ ai cả? Không bận tâm đến những gì xảy ra cho tôi, tôi biết rằng khi tôi qua đời, tôi sẽ được vào thiên đàng, vào trong sự vinh hiển của Chúa Giê-xu Christ, và tôi được tất cả mọi sự. Tất cả những gì tôi muốn làm đó là sống một đời sống trong sự phục vụ Ngài. Tôi thật sự muốn hi sinh đời sống tôi, dâng nó lên trên bàn thờ tế lễ. Sự cảm động nôn nóng tôi muốn cho người khác có thể nghe về Tin Lành để họ cũng biết được sự cứu rỗi tuyệt vời mà Đức Chúa Trời ban cho một cách rộng rãi."

Không phải chúng ta có một Cứu Chúa tuyệt vời hay sao? Khi chúng ta thật sự biết rõ được Tin Lành là gì, không phải chúng ta có một Tin Lành kỳ diệu sao? Chúng ta chỉ có thể đứng đó ngạc nhiên về vinh hiển của Đức Chúa Trời khi Ngài làm vinh hiển chính Ngài qua loại Tin Lành nầy. Vì vậy chúng ta phải chắc rằng chúng ta đặt để sứ điệp của Tin Lành nầy trước tiên trong suy nghĩ và trong lòng chúng ta. Nếu chúng ta tìm thấy rằng bất cứ lúc nào "tin lành" mà chúng ta rao giảng có những điều bắt đầu khác với Tin Lành thật, chúng ta hãy kêu xin với Đức Chúa Trời, "Chúa ôi, xin tha thứ cho con vì con có những thứ khác trong đầu khi con bày tỏ Tin Lành mà con đã cố gắng tỉa sửa theo những ham muốn xác thịt của con." Tin Lành thật là đây nầy: Tôi muốn sự cứu rỗi tuyệt vời nầy cho tất cả mọi người khác, bởi vì tôi biết rằng tôi đã được cứu, tôi không cần thêm gì nữa trên thế giới nầy cho riêng bản thân tôi.

Harold Camping

Thánh Kinh | Bài Học Kinh Thánh | Đời Sống & Đức Tin | Tìm Hiểu Tin Lành

Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến. (Mathiơ 24:14)