Trang Bìa > Đời Sống & Đức Tin > Gây Dựng Đức Tin > Chương Trình Cứu Rỗi Tuyệt Vời của Đức Chúa Trời  


CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI TUYỆT VỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Lời nói đầu

"Kính chào quí vị đến với chương trình "Open forum."
"Có phải Ông anh Camping đó không?"
"Vâng. Xin cứ nói, tiếng nói của bạn đang được trực tiếp truyền thanh."
"Tôi phải gọi vô sau người vừa gọi - Tôi muốn nói rằng cái ý kiến cho là không phải tất cả mọi người đều được cứu - ý của tôi là, khi Kinh Thánh chép rất rõ ràng, 'bất cứ ai tin nơi Ngài sẽ không bị hư mất,' thưa ông, tôi muốn ông biết rằng Chúa của tôi không bỏ người ta vào địa ngục đâu." "Click" Tiếng gác máy - Cuộc nói chuyện bị cắt đứt bất thình lình.

Lần nầy đến lần khác, cảnh nầy cứ lặp đi lặp lại trên chương trình buổi tối khắp nước được gọi là "Open forum." Nhiều học sinh thật tình muốn tìm hiểu Thánh Kinh phải vật lộn với vấn đề khó hiểu của thần học về sự lựa chọn.

Người gọi vào thì thỏa mãn với chỗ đứng của họ khi họ đặt nền tảng trên câu được trích ra trong Giăng 3:16. Những người khác trích từ 2Phierơ 3:9 và tuyên bố rằng Ngài "không muốn mọi người chết mất."

Lẽ thật đơn giản là có những câu khác hình như tuyên bố rằng chỉ có những người được chọn, những ai mà được lựa chọn trước khi sáng thế, sẽ được cứu. Thí dụ Êphêsô 1:4 chép rằng: "Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ" và Rôma 11:5, Chúa nói về "có một phần còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển."

Sự bất mãn của người gọi vào được chú trọng vào lời ngụ ý rằng chỉ có một nhóm người sẽ được cứu, và ngược lại, những ai không thuộc trong nhóm người được chọn sẽ bị đưa vào địa ngục. Người gọi vào nghĩ về Đức Chúa Trời như là một Đấng nhân từ và một tạo hóa yêu thương, họ nghĩ, thuyết tiền định không chỉ hết sức bất công, nhưng rõ ràng còn coi thường lòng tử tế của con người hay của Đức Chúa Trời.

Trong vòng năm thế kỷ qua, quan điểm thần học về sự lựa chọn trở thành tiếng kêu của chiến trận. Bình minh của trí thức chế ngự thời đại đen tối với sự khăng khăng của chủ nghĩa nhân bản rằng, tất cả những câu hỏi của đời sống được nhìn thấy từ cái nhìn của con người trong thời kỳ phục hưng. Sự quả quyết nầy xâm nhập vào diễn đàn thuộc về thần học, những câu hỏi nẩy sinh từ cái nhìn đó như là: "Nếu những người không được Đức Chúa Trời lựa chọn sẽ không được cứu, làm sao sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho thật đáng được kính trọng? Có phải bất cứ điều gì xảy ra là công bằng khi chúng ta hợp tác với Đức Chúa Trời không? Làm sao chúng ta dám xen vào với "ý chí tự do" của con người?"

Vấn đề thần học của sự lựa chọn phải được xem xét từ một cái nhìn đúng, đó là quan điểm của thần học. Khi chúng ta có được cái nhìn rõ vào đặc điểm của Đức Chúa Trời, thấy được qua bản chất và công việc của Ngài, nó sẽ không khó để nhìn biết rằng chương trình cứu rỗi của Ngài là hoàn toàn công bằng và hợp lý.

Những sinh viên thần học tự nguyện đấu tranh một cách vô tư, nhìn thấy toàn bộ vấn đề từ cái nhìn đúng đắn sẽ khám phá ra hai điều rất là thú vị: (1) vấn đề khó hiểu nầy có thể giải quyết được; và (2) sự giải quyết nầy sẽ khuyến khích thúc đẩy sự cảm kích mới về tình yêu có thể hiểu được của Đức Chúa Trời và chương trình cứu rỗi kỳ diệu của Ngài.

Tất cả những quan điểm của con người phải bị từ bỏ, không cần biết nó thích hợp với lớp học hiện thời của trần thế hay được góp nhặt từ những bài giảng dưới bóng mây của thần học chủ nghĩa nhân bản. Giải đáp rõ và vui mừng thật có thể đạt được xuyên qua cái nhìn của vấn đề nầy và tất cả vấn đề, trong cái nhìn đúng đắn - cái nhìn thần học - vân vân, từ cái nhìn của Kinh Thánh.

Chương Một
Kế Hoạch Cứu Rỗi Tuyệt Vời của Đức Chúa Trời

Trong công cuộc nghiên cứu của chúng ta về bản chất của sự cứu rỗi, chúng ta phải bắt đầu với sự hiểu biết về con người là ai. Kinh Thánh dạy rằng con người được dựng nên để thờ phượng và phục sự Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng dạy rằng bởi sự tự ý của con người đã chống nghịch lại cùng Đức Chúa Trời và không bao giờ mong ước đến với Ngài. Cho nên, vì sự mong mỏi của Đức Chúa Trời là muốn có một dân tộc cho chính Ngài, Đức Chúa Trời một cách toàn quyền đã chọn những cá nhân mà Ngài đã dự định cứu.

Ban đầu, chúng ta thấy trong Sáng Thế Ký 1:26-27 rằng con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời bao gồm thực tế rằng con người, hay là Ađam, yêu mến sự công bình và sự chân thật bởi vì Đức Chúa Trời yêu sự công bình và sự chân thật. Hơn nữa, Ađam có thể chọn ông có muốn vâng lời Đức Chúa Trời hay không. Ông được tự do vâng lời Đức Chúa Trời một cách tự nguyện bởi vì sự ao ước được thừa hưởng trong ông ta là một phần ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Vì vậy ông đứng trước mặt Đức Chúa Trời như là một vật thọ tạo có bổn phận và chịu trách nhiệm về những hành động của ông. Ông được cảnh cáo rằng ông sẽ gánh lấy hậu quả của sự không vâng lời trong Sáng Thế Ký 2:17: "Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết."

Kết quả sự không vâng lời của ông chúng ta đều quen thuộc: Loài người bị kết án đến sự chết, chết thể xác và chết tâm linh. Chết tâm linh là đời đời xa cách Đức Chúa Trời; nghĩa là, vì sự không vâng lời của ông, con người phải gánh chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đời đời trong địa ngục.

Sự ảnh hưởng bởi tội lỗi đầu tiên của con người thật là khủng khiếp vì thế bản chất đồi bại và không vâng lời Đức Chúa Trời của con người trở thành bình thường. Giống như một người tà dâm thường lui tới gái mãi dâm một cách ngu si, mê mẫn, vì vậy con người cứ tiếp tục không vâng lời Đức Chúa Trời. Tội lỗi của Ađam rải rộng ra đến toàn thể nhân loại, bắt đầu từ Ađam cho đến những người mà Ađam là đầu, vẫn cứ ở trong sự thối nát tồi tệ nầy. Rôma 5:12: "Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trãi qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội."

Trong 1Giăng 3:8 chúng ta đọc, "Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ." Trong Côlôse 1:13 Đức Chúa Trời tuyên bố rằng khi Ngài cứu chúng ta, Ngài "đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài."

Trong thí dụ lúa mì và cỏ lùng, Chúa Giêxu nêu rõ cho chúng ta biết trong Mathiơ 13:38 rằng, "cỏ lùng là con cái quỉ dữ." Sự nô lệ cho tội lỗi được mô tả bởi ngôn ngữ của Rôma 6:16, Đức Chúa Trời cảnh cáo, "Anh em chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục."

Bản chất của con người là không ngừng nổi loạn chống nghịch lại với Đức Chúa Trời, và bởi vì sự thù hằn của con người cứ hướng về Đức Chúa Trời cho nên sự rủa sả kinh khủng của cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời vẫn cứ tiếp tục ở trên con người. Ma quỉ đã đánh bại con người trong vườn Êđen, con người trở thành nô lệ trong lãnh địa của tội lỗi và tình trạng đen tối thuộc linh dưới sự cai trị của ma quỉ.

Con Người có Chịu Trách Nhiệm về Những Tội Lỗi của Họ Không?

Những câu hỏi quan trọng nhất bây giờ phải đối diện: Sự đồi bại của bản chất con người và sự làm nô lệ cho ma quỉ, điều đó làm tăng thêm sự kết tội cho con người, có làm giảm sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời rằng con người vô tội không? Trong bất cứ lý lẽ nào, vì con người trở nên bất lực trong tội lỗi của họ mà Đức Chúa Trời không bắt họ chịu trách nhiệm không? Câu trả lời cho những câu hỏi nầy sẽ giải quyết biểu hiện nghịch lý sự nhân từ của Đức Chúa Trời, ban sự cứu rỗi cho tất cả những người mà qua sắc lệnh lựa chọn của Đức Chúa Trời chỉ những người được chọn sẽ được cứu.
Giải đáp cho câu hỏi về việc tiếp tục chịu trách nhiệm của con người trước mặt Đức Chúa Trời sau khi sa ngã được tìm thấy trong lý do vì hoàn cảnh tuyệt vọng của sự nô lệ cho tội lỗi và ma quỉ. Hoàn cảnh đáng sợ nầy không do từ một sự nông nổi hay tính cách thất thường của định mệnh; nó không do bởi sự rủa sả của Đức Chúa Trời trong cơn giận phi lý nhắm vào con người vì sự không vâng phục. Tất cả những hoàn cảnh đều bởi hành động của chính con người.

Đức Chúa Trời dựng nên loài người là tốt lành, với mọi ơn phước có thể tưởng tượng được, bởi vì con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, con người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hậu quả của sự không vâng lời. Vì vậy, thực tế rằng bản chất của con người trở nên đồi bại và trở thành tôi mọi cho ma quỉ đã không làm giảm trách nhiệm của con người đối với Đức Chúa Trời về tội lỗi của họ. Cho đến hiện tại, con người vẫn tiếp tục trả lời với Đức Chúa Trời cho những hành động của họ bởi vì con người vẫn được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Không cần biết ảnh tượng đó bị phá vỡ như thế nào.

Chúng ta không ngạc nhiên khi đọc rằng ở ngày phán xét, con người phải khai báo về tất cả công việc của họ cho Đức Chúa Trời. Mathiơ 12:36 chép rằng, "Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói." Rôma 2:5-6 tuyên bố:

"Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời; là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm."

Đức Chúa Trời nhấn mạnh rằng câu trả lời phải tế nhị. Rôma 14:10b-12 làm rõ rằng:

"Vì chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước tòa án Đức Chúa Trời. Bởi có chép rằng: Chúa phán: Thật như ta hằng sống, mọi đầu gối sẽ quì trước mặt ta, và mọi lưỡi sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời. Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời."

2Côrinhtô 5:10 bảo chúng ta rằng:

"Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt."

Chúng ta đọc trong Khải Huyền 20 rằng ở trước ngôi phán xét của Đấng Christ sẽ có sách ghi lại tất cả những việc làm của những ai đứng tại đó, và họ phải trả lời với Đức Chúa Trời cho những việc làm đó. Khải Huyền 20:12 tuyên bố:

"Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy."

Đức Chúa Trời dạy trong Kinh Thánh lặp đi lặp lại rằng con người phải trả lời cho tội lỗi của họ. Thí dụ, xem xét những lời của Chúa Giêxu trong Luca 13:34:

"Hỡi Giêrusalem, Giêrusalem, ngươi giết các tiên tri, và quăng đá các đấng chịu sai đến cùng ngươi, ghe phen ta muốn nhóm họp con cái ngươi, như gà mái túc và ấp con mình dưới cánh, mà các ngươi chẳng muốn!" [cũng xem trong Mathiơ 21:23-41 và 23:29-39]

Trong khúc Kinh Thánh nầy, Đấng Christ nói với loài người có trách nhiệm được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời; Ngài không hạ họ xuống bởi đề nghị rằng họ không thể chịu trách nhiệm. Sự tuyên bố của Ngài rằng họ phải trả lời hoàn toàn cho sự từ chối đề nghị bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Thật sự, hơn là một đề nghị, nó là mạng lệnh của Đức Chúa Trời đến với nhân loại để ăn năn tội lỗi của họ và trở lại cùng Đấng Christ để được sự cứu rỗi. (Giăng 6:29, Công vụ 17:30, 1Giăng 3:18-24)

Vì vậy, Kinh Thánh cung cấp quá đầy đủ bằng chứng rằng con người phải trả lời hoàn toàn trước mặt Đức Chúa Trời cho những hành động của họ. Ngay cả hết thảy nhân loại cùng nhau phản loạn chống nghịch lại cùng Đức Chúa Trời, mỗi một người phải chịu trách nhiệm riêng với Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời Bày Tỏ Chính Ngài cho Con Người

Trong khi mỗi con người ở trong trình trạng khó xử khủng khiếp về trách nhiệm cho những tội lỗi của họ, Đức Chúa Trời đến với đề nghị cứu rỗi nhân từ của Ngài. Trước hết, Ngài ban cho con người dư dật những bằng chứng rằng Ngài hằng hữu. Do đặt con người trong một công cuộc sáng tạo đầy dẫy những việc lạ lùng không thể hiểu được, con người không thể trốn thoát kiến thức rằng chỉ có một sinh vật vô biên mới có thể mang đến sự thành hình nầy. Những ngôi sao, trẻ sơ sinh, cánh hồng mỏng manh - từ giây phút dựng nên vũ trụ - tất cả làm chứng về quyền năng của Đức Chúa Trời (Thi Thiên 19:1, Rôma 1:18-23). Hơn nữa, Đức Chúa Trời bày tỏ cho con người rằng Ngài là một Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót và yêu thương, Đấng cung cấp ánh sáng mặt trời tốt đẹp và những mùa màng đầy quả (Công vụ 14:17, Rôma 2:4).

Hơn nữa, bởi vì con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, có một nhân chứng trong lòng họ. Bởi trực giác con người biết rằng giết người, tà dâm, trộm cắp là tội, bởi vì luật pháp của Đức Chúa Trời được viết trong lòng họ với một mức độ nào đó (Rôma 2:14-15). Bởi trực giác con người biết rằng sự phán xét đang đến và họ phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi của họ (Rôma 1:32).

Phản ứng của con người đối với những chứng cớ về sự thực hữu của Đức Chúa Trời, đối với sự tử tế của Ngài (điều nầy con người thường chỉ lợi dụng), phản ứng đối với kiến thức rằng con người là tội nhân và sẽ bị xét đoán cho tội lỗi của họ là sự phản loạn chống nghịch với Đức Chúa Trời càng hơn. Nhưng con người đã phạm tội và phải gánh lấy hoàn toàn hậu quả về những hành động của họ.

Cuối cùng, Đức Chúa Trời đến với đề nghị tối cao của tình yêu. Đức Chúa Trời đã phác thảo tất cả những điểm chính trong bản tuyên ngôn bằng văn tự lạ lùng của ý định Ngài, đó là Kinh Thánh. Ngài lập giao ước với con người rằng nếu họ gieo mình vào sự thương xót của Đức Chúa Trời, nếu họ ăn năn tội lỗi của họ và giao phó ý riêng họ cho Đấng Christ như là Chúa, nếu họ đặt lòng tin vào Đấng Christ như là Cứu Chúa nhờ sự tha thứ của Đức Chúa Trời cho tội lỗi của họ, Đức Chúa Trời sẽ biến họ nên con cái của Ngài và ban cho họ sự sống đời đời. Đức Chúa Trời sẽ giải phóng họ khỏi sự làm nô lệ cho ma quỉ và biến họ trở nên công dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Giăng 3:16, "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời."

Để làm cho lời hứa về sự sống đời đời trở thành hiện thực, Đức Chúa Trời đã làm một sự hi sinh vĩ đại. Ngài được yêu cầu phải cung cấp sự thỏa mãn hoàn toàn cho cái giá được đòi hỏi bởi sắc lệnh của Đức Chúa Trời, rằng "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết" (Rôma 6:23) cho tất cả những ai tiếp nhận đề nghị cứu rỗi bao dung của Ngài. Cái giá đã được trả bởi chính Đức Chúa Trời khi Ngài trở thành Con Người, Chúa Giêxu Christ, mang lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời thay thế cho những ai tin cậy vào đề nghị cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Nếu có mười người trong toàn thể nhân loại tin vào Đấng Christ như là người mang lấy tội lỗi cho họ, sự gánh chịu của Đấng Christ sẽ tương đương với hình phạt đáng phải chịu cho mười người nầy. Nếu có một triệu người tin cậy vào đề nghị hòa giải của Đức Chúa Trời, sự gánh chịu của Đấng Christ sẽ bằng với việc ở trong địa ngục đời đời cho một triệu người. Đấng Christ cam chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời một cách vâng phục thay thế cho chính xác một số người sẽ trở lại với Đức Chúa Trời và tình yêu Ngài; chỉ có cách nầy sự công bằng thánh khiết của Đức Chúa Trời mới được thỏa mãn một cách tuyệt đối (Rôma 3:24-26, Rôma 5:8-9, Rôma 5:21).

Sẽ Không Ai Chấp Nhận Đề Nghị Cứu Rỗi của Đức Chúa Trời

Con người trong bản chất ngoan cố của họ - vì sự đồi bại của tội lỗi đã bao bọc toàn bộ cá tánh của con người - sẽ không ai chấp nhận đề nghị tuyệt vời của Đức Chúa Trời. Họ sẽ không vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời để ăn năn tội lỗi mình và tin nhận Đấng Christ. Bản chất thù hằn của họ hướng về Đức Chúa Trời, sự vô ý thức của họ trung thành với ma quỉ và thỏa mãn trong tội lỗi của họ, tất cả cùng nhau khuyến khích họ làm lơ, bác bỏ hoặc chế nhạo đề nghị đó.

Sự cống hiến của Đức Chúa Trời không có dây nhợ ràng buộc; nó được ban đến cho con người, là vật thọ tạo theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, con người có thể nghĩ đến ý tưởng của Ngài, yêu thương Đức Chúa Trời, và thông công đời đời với Ngài. Thực tế rằng sự cố tình không vâng lời con người trở nên hoàn toàn đồi bại nô lệ cho ma quỉ không giảm bớt hoặc làm mất giá trị sự nhân từ và ý định lạ lùng của đề nghị cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Con người vẫn phải chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời. Thực tế ngay cả không có một người vâng theo đề nghị của Đức Chúa Trời điều đó cũng không làm cho đề nghị đó bớt đi sự nhân từ hoặc làm cho nó bớt đi tình yêu được cống hiến.

Đề nghị tình yêu của Đức Chúa Trời là Tin Lành, với mạng lệnh của nó cho con người là tin nhận Đấng Christ, được sai đi khắp thế gian, nhưng không có ai tự ý mình đáp lại Tin Lành. Thay vào đó, con người ham muốn tội lỗi và làm đủ mọi cách để làm cho nó nín lặng và từ chối nó. Sự chết mất của con người được vạch rõ và cô đọng trong Rôma 3:10-20 và Êphêsô 2:1-3. Chúng ta đọc trong Rôma 3:11, "Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời." Tâm linh của con người đã chết giống như Laxarơ chết về thể xác sau khi thân thể của ông bị thối rửa trong phần mộ sau bốn ngày. Không lấy làm ngạc nhiên khi Kinh Thánh tuyên bố trong Giăng 6:44, "Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta." Không ai có khả năng đến được bởi vì tâm linh của mọi người đều chết.

Đức Chúa Trời Sẽ Cứu Một Dân Tộc cho Chính Ngài

Đức Chúa Trời không bị ngăn cản trong sự mong muốn của Ngài để có một dân tộc được cứu chuộc. Bởi ý riêng con người sẽ không đáp lại đề nghị nhân từ của Đức Chúa Trời và mạng lệnh cứu rỗi, nhưng Đức Chúa Trời ngự xuống nơi khó khăn và đau khổ của con người tội lỗi để cứu một dân tộc cho chính Ngài (Giăng 6:37). Đức Chúa Trời sẽ đem về cho chính Ngài bao nhiêu người mà Ngài muốn đem, và Ngài sẽ lấy chính xác số người mà Ngài muốn lấy; Ngài là Đấng Cứu Chuộc. Ngài sẽ xây Hội Thánh Ngài, và cửa âm phủ sẽ không chống lại nó. Một thí dụ đẹp đẽ của sự mô tả kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời có thể đọc trong Êxêchiên 34:11-16.

Trước khi Đức Chúa Trời dựng nên thế gian, trong sự ngay thẳng công bằng, Ngài chọn những người mà Ngài muốn cứu (Êphêsô 1:4). Những người Ngài chọn để được cứu không phải vì họ thánh thiện hoặc đáng giá cho sự cứu rỗi hơn những người không được cứu; thay vào đó, nó là hoàn toàn bởi ý định tối cao của Ngài mà Ngài cứu người ta bởi ân điển, và để lại người khác dưới cơn thạnh nộ của Ngài. (Rôma :11-15).

Đối với những người mà Ngài cứu, Ngài phải trả giá cho hình phạt được đòi hỏi bởi sự công bình hoàn toàn của Ngài. Và vì thế Chúa Giêxu trở nên tội lỗi. Ngài mang lấy trên chính Ngài tội lỗi của tất cả những ai mà Đức Chúa Trời, trong sắc lệnh lựa chọn, dự định cứu. Đặt căn bản trên lời tuyên bố của Đức Chúa Trời trong Giăng 3:16, đó là "hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất, nhưng được sự sống đời đời." Chúng ta có thể tuyên bố rằng Đấng Christ được chuẩn bị để đền trả cho tội lỗi của bất cứ ai trên thế gian trong suốt dòng lịch sữ trở lại cùng Chúa trong đức tin và chấp nhận đề nghị của sự tha thứ. Thực tế là, trong tất cả mọi người trên thế gian, chỉ có Đấng Christ mới có thể trở nên người gánh thay tội lỗi. Ngài trả giá cho tất cả những ai tin nhận Ngài. Nguyên tắc nầy chắc chắn được gợi ý bởi lời hứa trong 1Giăng 1:9, "Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác."

Vấn đề thực tế, Đấng Christ chỉ chết cho những ai được chọn bởi Đức Chúa Trời, bởi vì chỉ có những người được chọn mới vâng theo mạng lệnh Đức Chúa Trời mà tin nhận Đấng Christ: Điều nầy bao gồm những tín hữu trong thời Cựu Ước và mọi tín hữu khác cho đến ngày tận thế. Lẽ thật nầy là bằng chứng chắc chắn trong lời tuyên bố của thiên sứ cho Giôsép trong Mathiơ 1:21, "Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Giêxu, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội." Câu "dân mình" không thể nói đến toàn bộ nhân loại. Nếu vậy, sự nguy cơ gấp đôi sẽ xảy ra, bởi vì như Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng người không được cứu sẽ phải trả cho tất cả tội lỗi của họ (Khải Huyền 20:12-15).

Đấng Christ chết cho những ai tin nhận Ngài nhưng không một ai trong họ tin do tự ý riêng của chính họ. Chỉ vì Đức Chúa Trời bắt phục ý của họ và mở mắt họ để họ có thể đáp lại tiếng gọi của Tin Lành. Sự can thiệp nhân từ của Ngài chỉ xảy đến cho đời sống những ai mà Ngài chọn. Đức Chúa Trời kéo họ đến với Ngài mà họ không cách nào chống lại được (Giăng 6:37, 44). Họ được ban cho Đấng Christ bởi Cha (Giăng 6:37, 39, Giăng 17:9, 20); họ được sanh không bởi ý người, nhưng bởi ý Đức Chúa Trời (Giăng 1:13).

Vì thế, trong khi nguyên tắc là sự cứu chuộc thì có sẵn cho mỗi một cá nhân trên thế giới, nhưng thật tế sự cứu chuộc chỉ bao che cho tội lỗi của những người được chọn, bởi vì chỉ những người được chọn mới tin nhận nơi Ngài. Laxarơ bị chết và đáp lại mạng lệnh của Chúa Giêxu mà ra khỏi mộ bởi vì với mạng lệnh, Đấng Christ đã cho ông khả năng để bước đi, cho ông lỗ tai để nghe, sự sống để đáp lại và ý định để vâng lời (Giăng 11:43-44). Đức Chúa Trời ban khả năng cho tâm linh chết để họ sẽ đáp lại tiếng gọi của Tin Lành.

Buồn thay, Kinh Thánh tuyên bố rằng phần còn lại của loài người vẫn ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Khi Đấng Christ lên thập tự giá để trả cho tội lỗi, Ngài sẵn sàng đền trả cho bất cứ ai tin cậy Ngài như là Cứu Chúa của mình. Chúa Giêxu không đền trả hình phạt cho những ai không vâng phục đáp lại mạng lệnh cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì thế họ phải đứng trước ngôi phán xét của Đức Chúa Trời cho chính họ vào ngày cuối cùng. Đức Chúa Trời tuyên bố trong Rôma 1:18: "Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật," và trong Rôma 1:8-9:

"Còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự giận và cơn thạnh nộ. Sự hoạn nạn khốn khó giáng cho mọi người làm ác, trước cho người Giuđa, sau cho người Gờréc."

Đức Chúa Trời ra sắc lệnh trong Rôma 2:5:

"Bởi lòng ngươi cứng cỏi không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời."

Trong Khải Huyền 20:12-13 chúng ta đọc:

"Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Biển đem trả những người chết mình chứa; Sự chết và Âm phủ cũng đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm."

Nếu tội lỗi của họ đã được đền trả, họ sẽ không phải đứng để bị xét đoán và trả lời với Đức Chúa Trời cho mỗi tội lỗi mà họ đã phạm. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ đến trên họ, vì sự kết tội như vậy sau khi Đấng Christ đã trả cho tội lỗi của họ trở nên nguy cơ gấp đôi và là một sự vi phạm vào sự công bình hoàn toàn của Đức Chúa Trời.

Bất Cứ Ai Cũng Có Thể Được Cứu

Vậy thì ai có thể được cứu? Bất cứ ai đầu phục đời sống mình bởi đức tin đến với Đấng Christ như là Chúa và Cứu Chúa. Chưa từng có ai tìm kiếm Chúa Giêxu một cách thành thật mà bị bỏ ra. Tại ngôi phán xét của Đức Chúa Trời trong ngày cuối cùng không ai có thể cãi rằng họ thật tình tìm kiếm sự cứu rỗi. Khi con người tìm kiếm sự cứu rỗi, đó có thể không phải là sự cứu rỗi của Kinh Thánh; nó là sự cứu rỗi do chính họ tạo ra. Không có ai đứng trước ngôi phán xét là người đã theo toa thuốc của Thánh Kinh bằng tấm lòng đau thương thống hối, điều đó là bắt đầu của sự cứu rỗi thật.

Tuyệt diệu thay, bất cứ ai cũng có thể biết rằng họ là một trong những người được chọn của Đức Chúa Trời bởi ăn năn tội lỗi mình và phó thác trọn đời sống mình trong Chúa Giêxu. Đức Chúa Trời cảnh cáo con người để làm cho chắc về sự kêu gọi và lựa chọn của Ngài. Nếu bất cứ ai có sự tin cậy giống như trẻ con, ngoài sự tính toán trước, trở lại cùng Đấng Christ, bằng chứng đó cho biết rằng họ là một trong những người được lựa chọn của Đức Chúa Trời. Sau khi họ vâng phục và trở lại cùng Đức Chúa Trời và biết rằng họ được sanh bởi trên, họ sẽ khám phá ra từ Lời không gì sánh được của Đức Chúa Trời rằng sự cứu rỗi là hoàn toàn bởi ân điển (Êphêsô 2:4-10). Họ sẽ biết rằng sự cứu rỗi của họ tất cả là bởi công việc của Đức Chúa Trời, và nếu Đức Chúa Trời để tự họ, họ sẽ không bao giờ trở lại cùng Ngài.

Thực tế rằng Cha quyết định cứu một số người và để số người còn lại đi vào địa ngục cho tội lỗi của họ là việc của Ngài (Rôma 9:14-23, Êphêsô 1:4-5). Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo tối thượng và Đấng Cứu Chuộc, được vinh hiển bởi sự cứu rỗi của những kẻ tin (Êphêsô 1:6). Ngài cũng được khen ngợi bởi cơn giận của con người (Thi Thiên 76:10).

Sự ngạc nhiên thật không phải là Ngài không cứu tất cả mọi người, nhưng sự ngạc nhiên thật đó là Ngài đã cứu, ngay cả chỉ một người thôi trong toàn thể nhân loại. Thực tế Ngài cứu một số rất đông người tin Ngài từ mỗi quốc gia, chủng tộc, dân tộc, biểu lộ lòng nhân từ và tình yêu chiếu cố của Ngài mà không ai có thể hiểu được. Chúng ta không cần hiểu rõ tại sao điều đó có thể xảy ra, bởi vì Đức Chúa Trời bảo chúng ta trong Êsai 55:8: "Đức Giêhôva phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta."

Tóm Tắt của Chương Một

Đức Chúa Trời đến với con người với đề nghị cứu rỗi nhân từ cho bất cứ ai đến với Chúa Giêxu Christ. Thật vậy, nó hơn là một đề nghị - Nó là mệnh lệnh để tin nhận Chúa Giêxu như là Cứu Chúa. Sự cứu rỗi của chúng ta có thể được hoàn thành chỉ bởi qua Chúa Giêxu, bởi vì phải có người trả cho tội lỗi của chúng ta, và Chúa Giêxu là người duy nhất đủ tư cách là người thay thế chúng ta và trả giá đó. Bởi vì sự hi sinh của chính Ngài, Đức Chúa Trời đến thế gian với đề nghị cứu rỗi nhân từ.

Bởi vì con người gian ác một cách liều lĩnh (Giêrêmi 17:9) và chết trong tội lỗi mình (Rôma 3:10-20), con người không muốn chấp nhận đề nghị cứu rỗi của Đức Chúa Trời; họ không muốn vâng theo mạng lệnh là tin nhận nơi Chúa Giêxu Christ và tin cậy Ngài như là Cứu Chúa. Con người từ chối đầu phục ý riêng mình cho Đức Chúa Trời; trong sự cứng cỏi của lòng họ, họ đi theo đường riêng mình. Kinh Thánh tuyên bố một cách đáng buồn cho chúng ta trong Rôma 3:11, "Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời."

Ngay cả con người chết trong tội lỗi của họ, họ vẫn chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời. Bất kể sự đui mù thuộc linh của họ và thực tế họ làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỉ, họ sẽ đối diện với Đức Chúa Trời trước ngôi phán xét và trả lời cho tất cả tội lỗi của họ.

Đức Chúa Trời, trong ý định tối cao của Ngài và lòng thương xót, tuyên bố trong Mathiơ 16:18, "Ta sẽ lập Hội Thánh ta." Đó là dự định của Đức Chúa Trời để có một dân tộc cho chính Ngài, ngay cả nếu không ai tự nguyện chọn để tin nhận Đấng Christ như là Cứu Chúa của họ. Trước khi sáng thế, Đức Chúa Trời đã viết tên những ai mà Ngài muốn cứu, và Ngài kéo những người nầy đến với Ngài. Ngài mở mắt thuộc linh của họ và họ hưởng ứng đề nghị của Tin Lành và trở nên được cứu.

Trả lời cho câu hỏi, "Bất cứ ai cũng có thể được cứu phải không?" là "Vâng. Bất cứ ai cũng có thể được cứu đó là người sẽ đáp lại lời kêu gọi của Tin Lành." Dầu sao đi nữa, chỉ những người sẽ đáp lại trong sự thuận phục đối với lời của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, và bước theo chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời một cách thuận phục, là những ai mà Đức Chúa Trời kéo đến với Ngài. Không có ai đối diện với địa ngục ở trước ngôi phán xét của Đức Chúa Trời có thể nói, "Tôi muốn được cứu theo cách thức của Đức Chúa Trời nhưng tôi không được cứu bởi vì tôi không phải là một trong những người được chọn của Đức Chúa Trời." Bất cứ ai đối diện với sự phán xét và địa ngục sẽ ở đó, bởi vì họ không muốn chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Họ có thể muốn sự cứu rỗi bằng cách thức của chính họ, nhưng không muốn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và vì thế họ phải trả lời cho tất cả tội lỗi của họ.

Chương Trình Lựa Chọn của Đức Chúa Trời

Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc nghiên cứu của chúng ta về sự cứu rỗi khi nó liên quan đến sự tiền định và chương trình lựa chọn của Đức Chúa Trời. Nét tổng quát chúng ta sẽ theo là nhóm từ TULIP (tiếng Anh) mà được dùng bởi giáo hội giống như thế nầy:

Hư hỏng hoàn toàn
Sự lựa chọn vô điều kiện
Mức độ hạn chế của sự chuộc tội
Ân điển không thể cưỡng lại
Tính bền chí của các Thánh

Nguyên tắc chữ cái đằng sau nhóm từ TULIP khiêu gợi sự tò mò, nhưng nó không có giá trị trừ khi nó có ý nghĩa theo Thánh Kinh. Chúng ta hãy chú trọng vào nền tảng Thánh Kinh của nhóm từ nầy trong những chương tiếp theo.


Chương Hai
Hư Hỏng Hoàn Toàn

Sự hư hỏng hoàn toàn của con người là một khái niệm xấu phân chia giáo hội, giống như giáo lý khác dạy dỗ không quan tâm đến sự cứu rỗi. Nhiều người trong giáo hội đồng ý rằng Đức Chúa Trời kéo chúng ta đến với Ngài và một lần chúng ta được cứu là luôn luôn được cứu, nhưng họ gặp sự khó khăn khi bước ngang giới hạn để nhận biết rằng con người thì trụy lạc, chết về thuộc linh, và bất lực để thực hiện bước đầu tiên đến với Đức Chúa Trời. Họ khăng khăng trên khả năng tự do lựa chọn của con người hoặc ý chí tự do để chọn Đấng Christ. Họ kết luận rằng Đức Chúa Trời đã làm tất cả những gì Ngài có thể làm, và bây giờ thì tùy thuộc vào hành động của con người.

Chúng ta sẽ nghiên cứu Kinh Thánh một cách cẩn thận và để Kinh Thánh nói với chúng ta hầu cho chúng ta học được chân lý của Đức Chúa Trời trong vấn đề nầy. Chúng ta sẽ nhìn lại một vài câu mà chúng ta đã đề cập trong bài nghiên cứu nầy, những câu nầy được lặp đi lặp lại vì chúng nó quan trọng. Chúng ta đọc trong Êphêsô 2:1-5:

"Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, (ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu)."

Trong những câu nầy Đức Chúa Trời đang nói về những người đã trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Ngài không nói về những người vẫn ở trong sự gian ác và rồi cuối cùng đi vào địa ngục.

Đức Chúa Trời nói gì về mỗi cá nhân được cứu? Đức Chúa Trời nói rằng người đó chết mất; người đó là một xác chết tâm linh. Anh em "đã học đòi theo thói quen đời nầy." Nói một cách khác, người đó giống thế gian một cách chính xác, vẫn ở trong sự không tin.

Rồi Đức Chúa Trời nói, "vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch." Với những lời nầy Đức Chúa Trời tuyên bố rằng cá nhân nầy là nô lệ cho ma quỉ và bước đi theo đường lối của ma quỉ. Hãy nhớ rằng Chúa Giêxu nói với người Pharisi trong Giăng 8:44, "Các ngươi bởi cha mình là ma quỉ."

Câu 3 của Êphêsô đoạn 2 tuyên bố rằng người đó và đời sống của những người không được cứu, "trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác." Đây là địa vị bất trị khủng khiếp của chúng ta khi Đức Chúa Trời tìm thấy chúng ta và khi Ngài cứu chúng ta. Hình ảnh nầy phù hợp với tất cả những người không được cứu trên thế gian, bao gồm con người có vẻ gian ác nhất và con người tự tin rằng mình là người lương thiện đạo đức.

Làm sao một cá nhân như vậy có thể sử dụng ý chí tự do của mình? Làm sao mà người đó có thể quyết định đến cùng Đức Chúa Trời? Tâm linh người đó đã chết; ý chí của người đó đã bị bán cho ma quỉ. Người đó là một xác chết. Người đó có thể cãi lại rằng họ có sự tự do để chọn Đức Chúa Trời, nhưng người đó sẽ không bao giờ chọn đến với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ. Trong sự tự do theo ý của người đó, họ sẽ luôn luôn chọn chống lại Đức Chúa Trời bởi vì trong bản chất hư hỏng của người đó tất cả chỉ là phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời.

Bản chất phản loạn khủng khiếp của lòng người ta được mô tả thêm trong Giêrêmi 17:9: "Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa; ai có thể biết được?" Chúa Giêxu chỉ ra sự đồi bại kinh khủng của lòng người ta trong Mác 7:21-22:

"Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng."

Không có gì ngạc nhiên khi Chúa Giêxu nói với người Pharisi trong Mathiơ 23:27:

"Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pharisi, là kẻ giả hình! vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy."

Trong những lời nầy Cứu Chúa của chúng ta mô tả trình trạng không được cứu của vài người lãnh đạo giáo hội, nhưng bức tranh của lòng họ phù hợp với lòng của mỗi người không được cứu.

Trong Rôma 3:10-18 Đức Chúa Trời nhấn mạnh trình trạng tồi tàn của con người khi được đo lường bởi tiêu chuẩn thánh khiết của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tuyên bố trong Rôma 3:10, "Như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không." Chúng ta phải nhận biết rằng không ai công bình, bao gồm những ai sẽ trở thành tín hữu. Kinh Thánh tiếp tục trong Rôma 3:11-18:

"Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời; Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chơn nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặt những sự tàn hại và khổ nạn, chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó."

Đây là lời buộc tội kinh khủng cho loài người. Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta biết, chúng ta là những tội nhân đê tiện so sánh với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Ngài đóng lại mọi cách mà con người bởi ý định tự do của chính họ có thể trở lại cùng Đức Chúa Trời khi Ngài nói: "Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời." Đức Chúa Trời mô tả con người như là một tội nhân tuyệt vọng, chết mất về phần tâm linh. Họng của họ như huyệt mả mở ra; nghĩa là tất cả những lời của miệng họ ra từ ngôi mộ xác thịt hư nát. Đó là lời phát biểu tồi tệ tuyên bố sự chết mất tâm linh của chúng ta. Làm sao có thể nói rằng bất cứ ai cũng có thể hoặc sẽ trở lại cùng Đức Chúa Trời bởi ý chí tự do của chính họ? Chúng ta phải tiếp thu sự thật khủng khiếp nầy. Đó là lẽ thật của Đức Chúa Trời rằng chúng ta chết về tâm linh trước khi chúng ta được cứu. Chúng ta rất đồi trụy trong bản chất của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ tự mình tìm kiếm Ngài.

Sự chết mất tâm linh của chúng ta trong khi chúng ta chưa được cứu được nhấn mạnh thêm trong Giăng 5:24, ở đó Đức Chúa Trời nói:

"Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống."

Chúng ta chết trong tội lỗi của chúng ta. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho chúng ta sự sống.

Tin Lành Được Giảng cho Người Chết

Trong 1Phierơ 4:6 chúng ta đọc:

"Vì ấy bởi điều đó mà Tin Lành cũng giảng ra cho kẻ chết, hầu cho sau khi chịu xét đoán theo loài người về phần xác, thì họ được sống theo Đức Chúa Trời về phần hồn."

Lẽ dĩ nhiên chúng ta không giảng cho những thi hài thể xác nầy; chúng ta không đi vào trong nghĩa địa để giảng cho những thi thể trong mồ mả. Chúng ta giảng cho người có sự sống, hơi thở và thực thể tỉnh táo, nhưng Đức Chúa Trời nói rằng Tin Lành thì được rao giảng cho kẻ chết. Chúng ta là những tâm linh chết trước khi chúng ta được cứu; vì thế, bởi tự ý riêng của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ đến cùng Đức Chúa Trời.

Tuyệt diệu thay, câu nầy nói với chúng ta những gì sẽ xảy ra cho những ai đáp lại Tin Lành và kinh nghiệm tình yêu cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Câu 6 nói, "hầu cho sau khi chịu xét đoán theo loài người về phần xác," nghĩa là họ sẽ kinh nghiệm cái chết thể xác, "thì họ được sống theo Đức Chúa Trời về phần hồn." Trong thực thể tâm hồn hay linh hồn của họ, nơi họ kinh nghiệm sự sống lại khi họ được cứu, họ sẽ sống với Đức Chúa Trời.

Đấng Christ tuyên bố trong Giăng 6:44. "Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt. Chữ "được đến" trong câu nầy là một chữ có ý nghĩa là không ai có sức lực để đến với Đấng Christ. Không ai có năng lực để đến với Ngài; chúng ta đã chết về tâm linh. Chỉ vì Cha Trên Trời kéo chúng ta, cho nên chúng ta mới đến với Ngài.

Đoạn đầu trong bài nghiên cứu nầy chúng ta đã đề cập đến Laxarơ, người bị chết đã bốn ngày ở trong mộ. Ông ta là một xác chết hôi thối, nhưng Chúa Giêxu nói với người chết đó giống như chúng ta nói với người chết thuộc linh (1Phierơ 4:6). Chúa Giêxu nói với ông trong Giăng 11:43, "Hãy Laxarơ, hãy ra" Laxarơ có khả năng để đi ra không? Có phải ông ta có thể đi ra vì thể xác ông ta nghe được tiếng Chúa Giêxu không? Không, ông ta không thể nào nghe được; ông đã chết. Ông không bao giờ có khả năng đi ra. Nếu bạn có thể đi đến nghĩa trang và đứng đó cả ngàn năm để gọi người ta đi ra, không có đến một người đi ra vì họ đã chết, đó là thế nào sự chết thuộc linh của chúng ta.

Xác chết của Laxarơ trong mộ là hình ảnh trình trạng chết thuộc linh của chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Đức Chúa Trời dùng sự kiện lịch sử nầy để dạy về lẽ thật thuộc linh, về bản chất của sự cứu rỗi.

Ngôn ngữ dùng để mô tả sự chết của Laxarơ và sự sống lại phi thường bày tỏ sự việc xảy ra là một bức tranh cứu rỗi. Trong khi nói chuyện với Mathê về sự chết của Laxarơ, Chúa Giêxu phán trong Giăng 11:25, "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi." Lời hứa đẹp đẽ nầy hoàn toàn liên quan đến sự cứu rỗi; Chúa Giêxu khiến Laxarơ sống lại để chứng minh rằng lời hứa của Ngài đáng tin cậy. Laxarơ được sống lại về thể xác và chúng ta là những người tin Ngài sẽ được sống lại về tâm linh. Tự Laxarơ không có sức lực; ông đã chết. Thể xác ông không thể tự chỗi dậy được, nhưng ông đã thực sự chỗi dậy. Giống như vậy, chúng ta bị chết thuộc linh trước khi chúng ta được cứu. Chúng ta không có một chút sức lực nào cả; vì thế, chúng ta không thể chỗi dậy về thuộc linh được. Khi Tin Lành đến với chúng ta, chúng ta sẽ chỗi dậy nếu đó là ý định của Đức Chúa Trời đỡ chúng ta dậy như Ngài đã kêu Laxarơ sống lại từ sự chết.

Đây là những gì Kinh Thánh dạy, Chúng ta chết và hành động của chính chúng ta không thể nào góp phần vào sự cứu rỗi của chúng ta được. Trong Kinh Thánh không có gì liên quan đến ý chí tự do.

Giáo Lý của Ý Chí Tự Do Phản Lại Sự Dạy Dỗ trong Kinh Thánh về Sự Chết Thuộc Linh của Chúng Ta

Tôi e rằng một số người bám chặt vào tư tưởng ý chí tự do bởi vì nó ban cho họ một chút công trạng trong sự cứu rỗi của họ. "Ô, chúng ta biết và nhìn nhận rằng bởi ân điển mà chúng ta được cứu. Nhưng chúng ta muốn ít nhất có một chút công trạng trong đó. Chúng ta không thể nhận có một chút công cho những gì chúng ta góp phần vào sự cứu rỗi của chúng ta sao?" Đây là bản chất của chúng ta.

Giả sử chúng ta nướng một cái bánh đẹp hay là làm vài việc khác bộc lộ sự khéo tay của chúng ta. Sau khi chúng ta bỏ nhiều công để làm và thấy rằng những việc đó trông rất đẹp, chúng ta sẽ thất vọng nếu bạn của chúng ta không khen chúng ta về những việc làm của chúng ta. Đây là điều chúng ta mong muốn; chúng ta muốn lời khen cho những gì chúng ta làm, và chúng ta muốn vài loại tán dương liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta.

Nếu chúng ta quay về với Đấng Christ bởi ý chí tự do của riêng chúng ta, cách nầy hay cách khác chúng ta cũng tốt hơn người hàng xóm không được cứu của chúng ta một chút. Cuối cùng, tôi đã đáp lại Tin Lành còn người đó thì không; vì thế, tôi có thể nhận có một chút công trạng ngay cả tôi biết rằng căn bản sự cứu rỗi của tôi lệ thuộc vào những gì Đấng Christ làm.

Kinh Thánh nói: Không. Chúng ta chết trong tội lỗi của chúng ta, và không có cách nào chúng ta được cứu trừ khi Đức Chúa Trời kéo chúng ta về với Ngài. Kinh Thánh chép trong Thi Thiên 51:2: "Xin hãy rửa tôi sạch hết trọi gian ác, và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi." và trong Thi Thiên 51:17: "Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu." Tất cả là việc làm của Đức Chúa Trời.

Sự Nguy Hiểm của Giáo Lý Ý Chí Tự Do

Có vài điểm rất xấu về giáo lý của ý chí tự do. Đó là một vấn đề nghiêm trọng, và Kinh Thánh nói với chúng ta tại sao. Trong Dân Số Ký 15:32-34 chúng ta đọc về một người lượm củi trong ngày Sabát:

"Vả, dân Ysơraên đương ở tại đồng vắng, gặp một người lượm củi trong ngày Sabát; những kẻ gặp người đương lượm củi dẫn người đến Môise, Arôn, và cả hội chúng. Họ bắt người giam tù, vì đều phải làm cho người chưa nhứt định."

Gần như chúng ta có thể nói người nầy giữ ngày Sabát như được truyền lệnh, nhưng người đó phạm một tội dường như tình cờ; người đó lượm một vài nhánh củi. Chắc chắn đây không phải là một tội ác trầm trọng phải không? Nhưng Đức Chúa Trời phán trong câu 35-36:

"Đức Giêhôva bèn phán cùng Môise rằng: Người nầy phải phạt xử tử, cả hội chúng phải ném đá người ngoài trại quân. Vậy, cả hội chúng đem người ra ngoài trại quân mà ném đá, và người chết, y như Đức Giêhôva đã phán dặn Môise."

Thật là một hình phạt khủng khiếp cho một tội như là tình cờ! Tại sao vậy? Tại sao Đức Chúa Trời lại để câu chuyện nầy trong Kinh Thánh? Đó là ấn tượng sâu sắc cảnh cáo chúng ta không nên pha trộn việc làm với ân điển của Đức Chúa Trời.

Ngày Sabát trong Cựu Ước là hình ảnh sự cứu rỗi của chúng ta trong Chúa Giêxu Christ. Khi dân tộc Ysơraên nghỉ tất cả công việc vào ngày thứ bảy, họ không được làm bất cứ loại công việc gì. Cũng vậy, khi chúng ta được cứu, chúng ta nghỉ hoàn toàn trong Chúa Giêxu Christ. Ngài đã làm tất cả những công việc được đòi hỏi để cứu chúng ta. Ngày Sabát của Cựu Ước là hình ảnh của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời cung cấp xuyên qua Cứu Chúa của chúng ta. Trước khi chúng ta được cứu, chúng ta tìm đủ mọi cách để mong lọt vào thiên đàng bằng hành động của chính chúng ta. Nhưng khi chúng ta được cứu, chúng ta nghỉ tất cả các công việc của chúng ta và chỉ đơn giản tin cậy vào Đấng Christ, Ngài đã làm tất cả mọi việc. Chúng ta nghỉ trong ân điển của Đức Chúa Trời khi chúng ta được cứu, giống như con cái dân Ysơraên nghỉ vào ngày Sabát.

Vì thế, khi người lượm một vài nhánh củi, hành động của người đó song song với hành động của người nói rằng, "Vâng, tôi được cứu bởi ân điển, nhưng việc làm của tôi góp phần chỉ một chút nhỏ thôi. Tôi có thể làm một chút nhỏ công việc cho sự cứu rỗi của tôi." Đức Chúa Trời nói rằng người lượm củi phải bị ném đá cho đến chết. Bị ném đá cho đến chết trong thời Cựu Ước chỉ rõ rằng người đó ở dưới khổ hình của địa ngục. Điều đau lòng nầy xảy ra cho những ai phạm tội đặc biệt. Sự chết của họ là bức tranh về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên tội lỗi, mà kết quả là khổ hình trong địa ngục. Vì vậy, qua câu chuyện của người lượm củi, Đức Chúa Trời dạy rằng nếu chúng ta có chương trình cứu rỗi mà hầu hết là ân điển nhưng cũng đòi hỏi một chút xíu việc làm của chính chúng ta, rồi thì chúng ta vẫn ở dưới sự khổ hình.

Thật là một điềm xấu! Thật là một điều khủng khiếp; nhưng chúng ta không cần phải lo lắng về điều đó nếu chúng ta vâng theo Thánh Kinh và tin những gì chúng ta đọc trong Êphêsô 2, Rôma 3, Giăng 5:24, và những đoạn khác nói với chúng ta rằng chúng ta chết trong tội lỗi của chúng ta và không có ý chí tự do. Chính Đức Chúa Trời và chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể cứu chúng ta mà thôi. Chỉ một mình Đức Chúa Trời được vinh hiển qua sự cứu rỗi của chúng ta.

Những Đoạn Có Vẻ Như Dạy về Ý Chí Tự Do

Vài đoạn hình như chỉ rõ rằng chúng ta có ý chí tự do, thí dụ, Đức Chúa Trời tuyên bố trong Khải Huyền 22:17:

"Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng : Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không."

Câu nầy không chỉ rõ rằng bất cứ ai bởi ý chí tự do của riêng mình sẽ có thể quay đến với Tin Lành, là nước sự sống. Câu nầy đơn giản nói rằng đề nghị cứu rỗi nhân từ của Đức Chúa Trời thì có sẵn cho toàn thể nhân loại. Nếu bất cứ ai quay lại cùng Ngài, Đức Chúa Trời sẽ cứu người đó. Khi chúng ta đọc câu nầy trong ánh sáng của phần còn lại của Kinh Thánh, chúng ta biết rằng không có ai bởi tự ý riêng mình trở lại cùng Đấng Christ, bởi vì chẳng có người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời (Rôma 3:11). Vì vậy, trong khi Khải Huyền 22:17 là một lời hứa của Đức Chúa Trời, nó sẽ không bao giờ thúc đẩy một sự đáp lời trong bất cứ ai trừ khi Đức Chúa Trời kéo người đó lại với Ngài.

Khải huyền 3:20 thường xuyên được dùng bởi những ai muốn giữ lại một vài khía cạnh của ý chí tự do. Đức Chúa Trời tuyên bố trong câu nầy:

"Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta."

Nếu câu nầy được đọc một cách nhanh chóng, nó dường như chỉ rằng những ai đáp lời Đấng Christ là bởi ý tự do của chính người đó. Nếu chúng ta đọc câu nầy một cách cẩn thận, chúng ta để ý thấy câu nầy nói rằng, "nếu ai nghe tiếng ta." Có thể nào người chết nghe được tiếng của Đức Chúa Trời không? Laxarơ có thể nghe được tiếng của Chúa Giêxu không? Câu trả lời là. "Dĩ nhiên không. Ông không thể nghe được tiếng của Cứu Chúa; ông đã chết." Nhưng ông đã nghe được tiếng của Đấng Christ. Ông đã nghe và đã đi ra.

Giống như vậy, sự chết thuộc linh của con người không thể nghe để hiểu được tiếng gọi của Tin Lành. Có người đáp lại là vì Đức Chúa Trời ban cho họ lỗ tai thuộc linh để nghe. Thậm chí khi Đức Chúa Trời ban cho người chết Laxarơ lỗ tai thể xác để nghe và năng lực để đáp lại, Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta lỗ tai thuộc linh để nghe nếu Ngài kéo chúng ta đến với Ngài. Khải Huyền 3:20 không dạy về ý chí tự do. Nó đơn giản chỉ rõ rằng nếu chúng ta có tai để nghe, thì chúng ta sẽ đáp lại, nhưng lỗ tai để nghe phải đến từ Đức Chúa Trời. Thật đầy ý nghĩa khi Đức Chúa Trời tuyên bố nhiều lần trong Khải Huyền: "Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh" (Khải Huyền 3:6). Chỉ những ai mà Đức Chúa Trời kéo đến, những ai mà Ngài cứu, sẽ có loại lỗ tai đó. Vì thế, câu nầy cho thêm một chứng cớ Thánh Kinh về lời dạy thuộc về lịch sữ của sự hư hỏng hoàn toàn.

Vì vậy chúng ta phải kết luận rằng nguyên tắc về sự hư hỏng hoàn toàn đều nằm trong Thánh Kinh, và điều đó sẽ đại diện gần nhất cho việc xem xét Thánh Kinh cẩn thận, nhưng nó chắc chắn là ngược lại với ý kiến về ý chí tự do. Một chương trình Tin Lành đề xướng ý kiến cho rằng bất cứ ai cũng có ý chí tự do để chọn Đức Chúa Trời thì đi ngược lại với Kinh Thánh.

Khi chúng ta chưa được cứu, ý chí của chúng ta đã bị bán cho tội lỗi và ma quỉ. Chúng ta có thể khăng khăng rằng ý chí của chúng ta thì tự do, nhưng trong địa vị chưa được cứu của chúng ta, ý chí của chúng ta luôn luôn đi ngược lại với ý của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không bao giờ tự mình đến cùng Đức Chúa Trời bởi vì Kinh Thánh khẳng định "Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời" (Rôma 3:11). Nếu bạn muốn gọi đó là ý chí tự do, tự chúng ta sẽ luôn luôn đi ngược lại với ý của Đức Chúa Trời, nó là như vậy, nhưng đó không phải ý nghĩa ý chí tự do khi người ta nói, "Bởi ý chí tự do của chính tôi, tôi quyết định trở nên được cứu." Ý của họ nói rằng bất cứ ai cũng có thể đến cùng Đấng Christ bằng hành động của ý muốn họ, mà điều đó thì không ở dưới sự ép buộc của Đức Chúa Trời. Giống như vậy, cái ý kiến cho rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ áp đặt ý của Ngài trên những ai từ chối Đấng Christ và những ai bị hư mất là bởi ý muốn tự do của chính họ, là giáo lý nguy hiểm và không thể thuộc về Thánh Kinh.

Khi Giôsuê ra lệnh cho dân Ysơraên đời xưa "thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự" (Giôsuê 24:15), có phải Giôsuê gợi ý nói rằng con người có ý muốn tự do không? Khi chúng ta đọc Giôsuê 24:15 một cách cẩn thận chúng ta khám phá ra rằng lệnh của Giôsuê bảo chọn không phải sự chọn lựa giữa Đức Chúa Trời và Ba-anh, đó là một sự chọn lựa giữa tôn giáo sai lạc nầy và tôn giáo sai lạc khác. Trong Giôsuê 24:15 chúng ta đọc:

"Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giêhôva, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân Amôrít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giêhôva."

Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta sự lựa chọn để tin vào Đấng Christ hay là không. Đức Chúa Trời ra lệnh cho nhân loại tin vào Đấng Christ. Chúng ta đọc trong 1Giăng 3:23:

"Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Giêxu Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta."

Nếu có câu nào trong Kinh Thánh ngụ ý một sự lựa chọn phải làm, Đức Chúa Trời luôn luôn truyền dạy sự lựa chọn đó là gì. Mạng lệnh đó là chúng ta nên quay lại cùng Đức Chúa Trời. Chúng ta phải trung tín rao giảng Tin Lành, bao gồm mạng lệnh của Đức Chúa Trời là tin nhận Đấng Christ.

Chúng ta phải nhìn nhận rằng chỉ có những ai mà Đức Chúa Trời kéo đến - những ai mà Ngài đã chọn cho sự cứu rỗi - sẽ vâng theo mạng lệnh và đáp lại đề nghị của Tin Lành. Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng chúng ta được Đức Chúa Trời giao nhiệm vụ mang Tin Lành ra để chương trình cứu rỗi của Ngài sẽ trở thành hiện thực trong đời sống của những ai mà Ngài sẽ thuyết phục để đáp lại và tin nhận Ngài.

Chúng ta không bao giờ được thêm gì vào sự trình bày của Tin Lành ảnh hưởng đến sự lựa chọn cuối cùng là của con người thay vì của Đức Chúa Trời. Nhiều người giảng dạy cộng thêm lời tuyên bố như thế nầy: "Đức Chúa Trời đã làm xong phần của Ngài và bây giờ là tùy thuộc vào bạn;" "Bởi ân điển Đức Chúa Trời đã đền trả cho tội lỗi của bạn nhưng tùy thuộc vào bạn có chấp nhận sự tha thứ của Ngài hay không;" "Đức Chúa Trời đã làm tất cả những gì Ngài phải làm; phần còn lại là của bạn;" và "Đức Chúa Trời là một người quân tử. Ngài đã cung cấp sự cứu rỗi cho bạn, nhưng Ngài sẽ không bắt buộc bạn chấp nhận nó."

Những lời tuyên bố nầy nói rằng sự cứu rỗi của chúng ta đặt nền tảng trên việc làm của Đức Chúa Trời cộng với việc làm của chúng ta; từng hồi từng lúc với khái niệm rằng con người có ý chí tự do. Những lời tuyên bố nầy phớt lờ thực tế rằng sự cứu rỗi của chúng ta "chẳng phải bởi việc làm" (Êphêsô 2:9) và người đó vẫn chết trong tội lỗi của họ. Ý nghĩa tồi tệ của một "tin lành việc làm cộng ân điển" không chấp nhận được.

Lời khẳng định thông thường của nhiều người ngày hôm nay rằng con người phải "chấp nhận" Chúa Giêxu như là Cứu Chúa được đặt nền tảng trên tiền đề rằng con người có ý chí tự do. Thực tế là, chúng ta nhận Đấng Christ bởi vì Đức Chúa Trời ban chúng ta cho Ngài như là một món quà (Giăng 6:37). Đức Chúa Trời thuyết phục ý định của chúng ta; Đức Chúa Trời kéo chúng ta; Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi cho chúng ta. Chúng ta tiếp nhận món quà cứu rỗi không bằng sự cố gắng và việc làm về phần của chúng ta.

Bài nào trong hai bài thánh ca nầy bạn sẽ hát?

(1) Không phải tôi đã chọn Ngài,
Với Chúa điều đó không thể đuợc;
Lòng nầy vẫn từ chối Ngài,
Không phải là Chúa chọn tôi sao.

hoặc: (2) Không phải Chúa đã chọn tôi,
Với Chúa điều đó không thể được;
Lòng Chúa vẫn từ chối tôi,
Không phải là tôi chọn Ngài sao

Bài thứ nhất là đúng theo Thánh Kinh. Khi "chúng ta quyết định đi theo Chúa Giêxu," thật sự hành động của Đức Chúa Trời lay động chúng ta, Chúng ta không có công gì cho việc đó, sự khen ngợi được dâng cho Chúa Giêxu Christ cao quí. Đức Chúa Trời ban cho sự ăn năn! Nguyền sự vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời!

Chương Ba
Sự Lựa Chọn Vô Điều Kiện

Thuyết tiền định là đề tài không vui cho nhiều người bởi vì nó mang đến thực tế rằng Đức Chúa Trời chọn chúng ta; chúng ta không chọn Ngài. Con người tự nhiên không thích điểm nầy bởi vì nó chỉ rõ ra sự chết mất thuộc linh của họ và cướp mất sự kiêu ngạo của chính họ. Nó nhắc nhở họ rằng, họ không làm chủ số mệnh của họ hay có quyền trên linh hồn họ, nhưng đây là điểm mà Kinh Thánh dạy rất là rõ ràng.

Trong bài nghiên cứu của chúng ta, chúng ta sẽ học biết rằng thuyết tiền định cần phải có cho bất cứ ai được cứu. Nó là một phần cần thiết trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Chúng ta đã biết rằng con người chết trong tội lỗi của họ. Họ sẽ không tìm kiếm Đức Chúa Trời; họ yêu mến tội lỗi của họ. Bởi tự ý riêng của họ, họ sẽ không bao giờ đến cùng Đức Chúa Trời. Vì thế, nếu Đấng Christ không làm hơn sự cứu rỗi mà Ngài đã cống hiến cho thế gian, sẽ không có ai tin nhận cả. Đề nghị cứu rỗi yêu thương và nhân từ của Đứa Chúa Trời có thể rao báo cho nhân loại hàng ngàn năm, nhưng không có một cá nhân nào trong toàn thể nhân loại tự đáp lại. Bản chất của con người là phản loạn và chống nghịch lại Đức Chúa Trời; chẳng có người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không hành động trong lòng họ, sẽ không có ai được cứu.

Đấng Christ xác định rằng Ngài sẽ lập Hội Thánh Ngài và cửa địa ngục chẳng thắng được Ngài. Để lập Hội Thánh Ngài, Ngài chọn một số người để được cứu. Vì vậy, sự tiền định chắc chắn là cần thiết cho chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời Đã Lựa Chọn Những Người Được Cứu Khi Nào?

Khi nào Đức Chúa Trời quyết định hay lựa chọn những ai mà Ngài muốn cứu? Kinh Thánh nói với chúng ta trong Êphêsô 1:4 rằng Ngài chọn chúng ta trong Đấng Christ trước khi sáng thế. Nói một cách khác, Đức Chúa Trời đã chọn những người mà Ngài muốn cứu trước khi con người được dựng nên, và vì thế dĩ nhiên trước khi con người sa vào tội lỗi.

Trong Khải Huyền 17:8 Đức Chúa Trời nói về những ai mà tên không được biên vào sách của sự sống từ khi sáng thế. Ở đây Ngài nói về những người gian ác, những ai làm nô lệ cho con thú và vương quốc của ma quỉ. Thực tế, tên của họ không được biên trong sách của sự sống từ trước khi sáng thế ngụ ý nói rằng tên của những người tin nhận Đấng Christ, không phải là nô lệ của ma quỉ được biên vào sách của sự sống từ trước khi sáng thế, y như Êphêsô 1:4, nói với chúng ta rằng "Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ." Vì thế Kinh Thánh chỉ rõ cho chúng ta rằng sự lựa chọn của Đức Chúa Trời bắt đầu trước thời gian và trước khi Đức Chúa Trời bắt đầu công việc sáng tạo của Ngài.

Bởi vì Đức Chúa Trời biết sự cuối cùng từ lúc ban đầu (Êsai 46:10), Ngài biết rằng con người mà Ngài dựng nên thì hoàn hảo và không có tội lỗi, bởi ý riêng, họ phản loạn chống nghịch lại cùng Đức Chúa Trời và sa vào tội lỗi. Vì thế, Cha Trên Trời của chúng ta đã chu cấp cho sự việc nầy bằng cách ban Đức Chúa Giêxu Christ cho những ai Ngài định cứu. Chúng ta đọc trong Giăng 6:37, "Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu." Câu nầy ý nói đến những người được chọn, những người được Đức Chúa Trời chọn trước khi sáng thế và tên của họ Ngài viết trong Sách Sự Sống của Chiên Con.

Ba chữ Hi Lạp, ekloge, eklektos, và eklego, được dịch là sự lựa chọn, chọn, hay được chọn được dùng khoảng năm mươi lần trong Tân Ước. Vài thí dụ gồm có: Rôma 11:5, "Ngày nay cũng vậy, có một phần còn sót lại theo sự lựa chọn [ekloge] của ân điển." 2Phierơ 1:10, "Vậy, hỡi anh em, hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa [ekloge] mình."

Cũng vậy, Côlôse 3:12, "Vậy anh em là kẻ chọn lựa [eklektos] của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót." Tít 1:1, ". . . để đưa các người được chọn [eklektos] của Đức Chúa Trời đến đức tin và sự thông hiểu lẽ thật." Mathiơ 22:14, "Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn [eklektos]." 1Phierơ 2:9, "Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn [eklektos]." Êphêsô 1:4, "Trước khi sáng thế Ngài đã chọn [eklego] chúng ta trong Đấng Christ."

Giáo Lý của Thánh Kinh về Thuyết Tiền Định

Một kết quả tất yếu của giáo lý trong Kinh Thánh về chương trình lựa chọn của Đức Chúa Trời là thuyết tiền định. Thuyết tiền định, giống như chữ sự lựa chọn, là một chữ làm cho nhiều người không được thoải mái lắm, họ hi vọng rằng chữ đó chỉ thuộc về thần học và không có trong Kinh Thánh.

Thực tế chữ proorizo trong tiếng Hi Lạp đề xướng ra thuyết tiền định được tìm thấy sáu lần trong Tân Ước. Chúng ta tìm thấy nó trong Rôma 8:29, "Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng định sẵn để nên giống như hình bóng con Ngài," và Rôma 8:30, "Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng công bình, và những kẻ Ngài đã xưng công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển."

Chúng ta đọc trong Êphêsô 1:5, "Bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Giêxu Christ, theo ý tốt của Ngài."

Chữ tiền định được tìm thấy trong hai chỗ khác trong Tân Ước. Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 4:28 được dịch "định trước" nói về ý định của Đức Chúa Trời rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn vì tội lỗi của chúng ta là một phần trong kế hoạch của Ngài để Hêrốt, Philát và những người khác chống lại Ngài. Về vấn đề nầy Đức Chúa Trời nói trong câu 28, "Để làm mọi việc tay Ngài và ý Ngài đã định trước [tiền định]."Vì vậy ý kế hoạch của Đức Chúa Trời đã tiền định trước khi sự việc được thi hành.

Chữ proorizo (tiền định) được dịch "định sẵn" trong 1Côrinhtô 2:7, "Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta." Ở đây Đức Chúa Trời nói về cả kế hoạch Tin Lành được định trước bởi Đức Chúa Trời.

Trong những câu nầy Đức Chúa Trời dạy rằng Ngài đã hoạch định trước mỗi khía cạnh của chương trình cứu rỗi trước khi sáng thế, bao gồm những ai sẽ được cứu. Ngài đã không định trước cho những người mà Ngài thấy tự họ sẽ đến cùng Ngài; điều đó không thể nào được bởi vì mỗi con người chết trong tội lỗi mình - "Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời" (Rôma 3:11). Đức Chúa Trời nhìn xuống xuyên suốt theo thời gian và thấy loài người khổ sở sau khi sự sa ngã của Ađam, và Ngài chọn ra một số trong những người tội lỗi đê tiện phản loạn nầy và định cho họ được cứu; Kinh Thánh dạy rằng Ngài định trước cho họ được cứu.

Nếu Đức Chúa Trời tìm kiếm và cứu những ai bởi ý chí tự do của họ đến với Ngài, thì Ngài không thể nói về họ như là những kẻ được chọn. Điều đó sẽ không đúng bởi vì Đức Chúa Trời không làm cái công việc lựa chọn; đó là sự lựa chọn của con người. Con người lựa và chọn đến cùng Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời chỉ đơn giản nhận ra những ai được cứu. Đức Chúa Trời chỉ có thể nói về họ như là những người tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời chớ không phải là những người được chọn để được cứu. Chúng ta đọc trong Giăng 15:16, "Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi." Chúng ta là những kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời nếu chúng ta bắt đầu tin nhận Đấng Christ như là Cứu Chúa và Chúa của chúng ta.

Người Được Chọn Là Những Tội Nhân Được Cứu Vô Điều Kiện

Sự lựa chọn vô điều kiện là nguyên tắc của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời cứu những kẻ được chọn bất kể tội lỗi của họ khủng khiếp như thế nào. Những người được chọn để được cứu không phải vì họ tốt, hay vì họ đẹp; Ngài cứu kẻ được chọn bất chấp tội lỗi của họ. Hãy nhớ, chúng ta đọc trong Rôma 3:10-18, Đức Chúa Trời mô tả toàn thể nhân loại là gian ác, không loại trừ ai; và trong Giêrêmi 17:9: "Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa." Từ trong những người nầy, Ngài chọn ra một số để được cứu.

Kinh Thánh không dạy rằng Đấng Christ đến để cứu những người tốt; Kinh Thánh dạy rằng Đấng Christ đến để cứu những tội nhân. Đức Chúa Trời tuyên bố trong Giacơ 2:5, "Đức Chúa Trời há chẳng lựa kẻ nghèo theo đời nầy đặng làm cho trở nên giàu trong đức tin, và kế tự nước Ngài đã hứa cho kẻ kính mến Ngài hay sao?" Chúng ta giàu trong đức tin, dĩ nhiên, bởi vì Đức Chúa Trời ban đức tin cho chúng ta; đó là quà tặng. Chúng ta đọc trong Êphêsô 2:8-9, "Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, đều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình." Trong 1Côrinhtô 1:27-28 Đức Chúa Trời tuyên bố:

"Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có."

Trong những câu nầy Đức Chúa Trời nói về những ai mà Ngài sẽ cứu như là những người dại và bị khinh bỉ; sự lựa chọn của Ngài để cứu những ai mà tự họ không có giá trị gì cả. Đó là địa vị của chúng ta khi Đức Chúa Trời cứu chúng ta: chúng ta không xứng đáng để được chọn. Sự được chọn của chúng ta chắc chắn hoàn toàn vô điều kiện.

Khi Đấng Christ gọi Laxarơ từ phần mộ (Giăng 11:43), có nhiều người trong những nghĩa địa, Chúa của chúng ta có thể đi đến bất cứ ngôi mộ nào và nói với người chết đi ra và người đó sẽ đi ra. Trong ý định tối cao của Đấng Christ, Ngài quyết định kêu Laxarơ sống lại. Laxarơ đã không hội đủ những điều kiện để đáp lại mệnh lệnh của Đấng Christ; ông đã không hội đủ điều kiện được chọn để được sống lại từ cõi chết. Ông đơn giản là một trong những người chết. Ông không có những tiêu chuẩn đặc biệt để được sống lại từ cõi chết hơn là những người khác. Laxarơ đã chết và thể xác của ông đang mục rữa, không có gì cho ông năng lực để đi ra, nhưng ông đã đi ra. Đấng Christ đã lựa chọn ông và ra lệnh cho ông đi ra.

Khi Đấng Christ kêu Laxarơ sống lại Ngài ban cho chúng ta một hình ảnh của sự lựa chọn vô điều kiện. Chúng ta được chọn bởi Đức Chúa Trời để được cứu, nhưng không có điều kiện nào mà chúng ta phải hội đủ để được chọn bởi Ngài. Chúng ta đến với bản chất của con người của chúng ta - trong sự phản loạn, ngang ngạnh, tâm linh phá sản và thối nát. Đức Chúa Trời tuyên bố trong Thi Thiên 51:17, "Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu."

Có Phải Ý Kiến về Sự Lựa Chọn Cổ Vũ cho Thuyết Định Mệnh Không?

Câu hỏi có thể được nêu lên: "Nếu Đức Chúa Trời đã lựa chọn từ trước khi sáng thế những ai mà Ngài muốn cứu, và nếu không có gì tôi có thể làm được cho sự được chọn của tôi, thế thì cái gì được dùng để cố gắng vâng theo mạng lệnh của Kinh Thánh mà tin nhận Chúa Giêxu Christ? Nếu tôi được chọn, tôi sẽ tin. Nếu tôi không được chọn, tôi sẽ không tin. Tôi không thể làm gì để làm cho tôi được chọn, tất cả lệ thuộc vào dự định tối thượng của Đức Chúa Trời."

Thực tế rằng khi Đức Chúa Trời ra lệnh cho chúng ta tin, chúng ta vâng theo mạng lệnh đó. Từng hồi từng lúc có một số người vâng theo mạnh lệnh đó; vấn đề được chọn hay không thì không phải là vấn đề của người đó trong lúc ấy. Khi chúng ta nghe về Tin Lành, chúng ta trung tín vâng theo Tin Lành bởi tin nhận Chúa Giêxu Christ.

Những ai tin nhận nơi Chúa Giêxu Christ sau đó sẽ bắt đầu ngạc nhiên, "Tại sao tôi đã tin? Tại sao tôi quay lại cùng Chúa Giêxu Christ trong khi nhiều người khác xung quanh tôi không làm vậy?" Rồi họ xem xét Thánh Kinh để tìm ra tại sao, họ sẽ khám phá ra rằng họ trở nên tín hữu bởi vì Đức Chúa Trời đã chọn họ và kéo họ đến với Ngài.

Đức Chúa Trời mở mắt và tai thuộc linh của mỗi cá nhân được cứu. Đức Chúa Trời ban năng lực cho cá nhân đó để người đó đáp lại Tin Lành, giống như Ngài ban năng lực cho Laxarơ, người đã chết và ở trong mộ, vâng lời khi Chúa Giêxu phán "Laxarơ, hãy ra" (Giăng 11:43). Đây là giáo lý của sự lựa chọn.

Chúng ta rao giảng Tin Lành, việc lựa chọn của Đức Chúa Trời không phải là việc của chúng ta. Chúng ta biết rằng trong vòng những người chưa được cứu có những người được chọn của Đức Chúa Trời. Đấng Christ biết họ là ai - họ là những con chiên lạc mà Ngài đã đến tìm và cứu. Khi chúng ta làm chứng và cầu nguyện, và họ nghe Tin Lành, Đức Chúa Trời sẽ kéo họ đến với Ngài. Chúng ta không biết họ được chọn hay không, nhưng Đức Chúa Trời biết.

Sự lựa chọn là một giáo lý tuyệt vời và một lời hứa lạ lùng. Nó bảo đảm sự thành công khi chúng ta rao giảng Tin Lành. Sự trình bày thành công của Tin Lành không lệ thuộc vào những phương cách hấp dẫn của chúng ta; nó không lệ thuộc vào tài hùng biện hết sẩy hay nghệ thuật bán hàng của chúng ta. Sự thành công lệ thuộc vào sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với Tin Lành của chính Ngài. Qua sứ điệp Tin Lành Ngài sẽ tìm kiếm và cứu những ai mà Ngài đã định trước để được cứu. Ngài sẽ gọi họ; Ngài sẽ xưng công bình cho họ; và Ngài sẽ làm vinh hiển họ (Rôma 8:30). Đây là lời hứa chắc chắn của Đức Chúa Trời. Đây là sự lựa chọn vô điều kiện. Một giáo lý tuyệt vời làm sao! Tội nghiệp thay có những người lại sợ nó.

Giáo lý của sự lựa chọn và tiền định là đẹp đẽ nhưng tại sao người ta lại sợ nó? Họ không thích lẽ thật nầy bởi vì họ thích tin rằng Đức Chúa Trời không định trước điều ngược lại ý muốn của con người. Nghĩa là, họ thích tin rằng Đức Chúa Trời định trước những người mà Ngài biết sẽ trở lại cùng Ngài; con người muốn có ít nhất một chút công trạng trong sự cứu rỗi của họ.

Hơn nữa, con người ham muốn có địa vị tối cao trong quyền hạn của họ một cách liều lĩnh, đó là bản chất của Luxiphe khi nó sa vào tội lỗi. Luxiphe muốn trở thành vua; nó muốn trở nên giống như Đức Chúa Trời (Êsai 14). Con người cũng vậy, muốn làm vua trên ngai của đời sống họ. Theo bản chất của con người, thật đáng chê trách khi những ai nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Dầu sao đi nữa, giáo lý của sự lựa chọn vô điều kiện Kinh Thánh dạy một cách rõ ràng, phơi bày ra rằng Đức Chúa Trời là tối thượng. Ngài cứu những ai mà Ngài sẽ cứu! Không có trường hợp con người chọn. Đó là Đức Chúa Trời chọn.

Ý Định Của Đức Chúa Trời Liên Quan Đến Sự Cứu Rỗi Là Quyền Tối Thượng Hoàn Toàn

Đức Chúa Trời khẳng định quyền tối thượng của Ngài trong Rôma đoạn 9, thí dụ khi Ngài dùng Êsau và Giacốp như là hình ảnh của giáo lý tiền định và lựa chọn. Rôma 9:11-13:

"Vì khi hai con chưa sanh ra, chưa làm đều chi lành hay dữ - hầu cho được giữ vững ý chỉ của Đức Chúa Trời, là ý định sẵn bởi sự kén chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi - thì có lời phán cho mẹ của hai con rằng: Đứa lớn sẽ làm tôi đứa nhỏ; như có chép rằng: Ta yêu Giacốp và ghét Êsau."

Đó, bạn thấy không; Đức Chúa Trời chỉ rõ rằng Ngài hoàn toàn có quyền tối thượng trong việc nầy. Trong Rôma 9:15 Ngài tuyên bố, "Ta sẽ làm ơn cho kẻ ta sẽ làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta sẽ thương xót." Chữ "Ta sẽ" được nhấn mạnh bởi vì Đức Chúa Trời làm quyết định. Trong Rôma 9:16 Đức Chúa Trời phán rằng "Vậy đều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót." Câu nầy loại trừ ý định của con người ra một cách rõ ràng hiển nhiên.

Câu khác củng cố thêm giáo lý tuyệt diệu nầy của Thánh Kinh là trong Rôma 9:18, "Như vậy, Ngài muốn thương xót ai thì thương xót, và muốn làm cứng lòng ai thì làm." Giáo lý về ân điển tối thượng làm thành trong chương trình lựa chọn của Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta đọc sách Rôma, chúng ta có thể được nhắc nhở về lời nhạc của một bài thánh ca xưa nói rằng: "Cha là thợ gốm thiêng, đất sét là tôi; xin nắn tôi, luyện tôi theo ý của Ngài." Lời nài xin nầy dựa theo lời dạy của Rôma 9:20-23:

"Nhưng, hỡi người, ngươi là ai mà dám cãi lại cùng Đức Chúa Trời? Có lẽ nào cái bình bằng đất sét lại nói với kẻ nắn nên mình rằng: Sao ngươi đã làm nên ta như vậy? Người thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét, cùng trong một đống mà làm ra hạng bình để dùng việc sang trọng, lại hạng khác để dùng việc hèn hạ sao? Nếu Đức Chúa Trời muốn tỏ ra cơn thạnh nộ và làm cho biết quyền phép Ngài, đã lấy lòng khoan nhẫn lớn chịu những bình đáng giận sẵn cho cho sự hư mất, để cũng làm cho biết sự giàu có của sự vinh hiển Ngài bởi những bình đáng thương xót mà Ngài đã định sẵn cho sự vinh hiển, thì còn nói chi được ư?"

Trong những câu nầy Đức Chúa Trời nhấn mạnh rằng Ngài là tối cao; Ngài có năng lực và quyền hành để cứu những ai mà Ngài muốn cứu. Đức Chúa Trời không có trách nhiệm phải cứu, dù chỉ một người trong toàn thể nhân loại. Tất cả chúng ta xứng đáng đi vào địa ngục. Tất cả chúng ta đều xứng đáng phải trải qua cõi đời đời trong sự khổ hình, dưới cơn thạnh nộ của Ngài. Thực tế rằng Ngài cứu một số người tùy theo sự chọn lựa thiêng liêng của Ngài. Toàn bộ chương trình lựa chọn của Ngài là chuyện của riêng Ngài.

Giăng 1:12 giới thiệu lẽ thật: "Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài." Nếu chúng ta dừng lại tại đây, câu nầy có vẻ như sự chọn lựa là của con người - ai nhận Ngài thì được cứu. Nhưng chú ý lời kết luận trong câu kế tiếp: "là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy" (Giăng 1:13). Đức Chúa Trời khẳng định rằng Ngài làm công việc lựa chọn. Đó là ý định của Ngài quyết định cho ai được cứu. Những ai tin nhận Đấng Christ không làm điều đó bởi tự ý của họ vì ý của họ cả thảy đều ở dưới tội lỗi.

Giáo lý dạy rằng sự cứu rỗi chỉ đến với những ai được chọn bởi Đức Chúa Trời cũng được dạy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 13:48, chúng ta đọc: "Và phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời đều tin theo." Câu đó nói lại tất cả lần nữa phải không? Không phải mọi người đều tin, nhưng chỉ những ai được định sẵn bởi Đức Chúa Trời thì tin theo.

Đức Chúa Trời Ban Cho Sự Ăn Năn

Đức Chúa Trời ra lệnh cho con người ở mọi nơi phải ăn năn tội lỗi của họ (Công Vụ 17:30). Điều nầy rất dễ cho việc giả vờ, vì thế ngay cả sự cứu rỗi là bởi ân điển, ít nhất thực tế rằng tôi đã ăn năn và quay khỏi tội lỗi là một kết quả của ý định độc lập của tôi. Tôi có thể kết luận rằng vì cớ tôi quay khỏi tội lỗi của tôi, Đức Chúa Trời sẽ cứu tôi. Bằng cách nào đó tôi muốn tin rằng sự ăn năn là bởi ý định của tôi và tách rời khỏi hành động của Đức Chúa Trời. Nhưng ngay cả ý nghĩ độc lập ra khỏi hành động của Đức Chúa Trời cũng sẽ không được sự nhượng bộ của Kinh Thánh. Trong Công Vụ 5:31 chúng ta đọc:

"Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên bên hữu Ngài, làm Vua và Cứu Chúa, để ban lòng ăn năn và sự tha tội cho dân Ysơraên."

Đức Chúa Trời tuyên bố rõ ràng rằng ngay cả sự ăn năn của chúng ta cũng được ban cho bởi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không đòi hỏi phải hội đủ điều kiện trước khi chúng ta được cứu. Ngài tiếp nhận những tội nhân gian ác, phản nghịch và không giá trị gì, ban cho họ sự ăn năn để chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời được tiến hành trong đời sống của người đó. Một sự ngạc nhiên nhỏ mà Êphêsô 2:80-10 tuyên bố:

"Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, đều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình; vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Giêxu Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo."

Việc lành của sự ăn năn tội chúng ta cũng là quà tặng của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời Ban Cho Đức Tin

Kinh Thánh làm vững mạnh kiến thức của chúng ta về vai trò toàn bộ của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi của chúng ta khi bàn luận về đức tin của chúng ta. Chúng ta đọc trong Rôma 4:3, "Vì Kinh Thánh có dạy chi? Ápraham tin Đức Chúa Trời, và đều đó kể là công bình cho người." Có lẽ ngay cả chúng ta có thể kết luận rằng việc làm của chúng ta không đáng được tưởng thưởng đối với sự cứu rỗi của chúng ta nhưng đức tin của chúng ta phải được tính vào đối với sự cứu rỗi của chúng ta. Dầu sao đi nữa, khi chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh cẩn thận hơn, chúng ta khám phá ra rằng không phải đức tin của Ápraham được kể là công bình, nhưng chính Đức Chúa Trời là Đấng được kể công bình.

Chúng ta sẽ khai triển thêm sự suy nghĩ nầy. Trong Galati 2:16 chúng ta đọc:

"Dầu vậy, đã biết rằng người ta được xưng công bình; chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Giêxu Christ, nên chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Giêxu Christ, để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, chớ chẳng bởi các việc luật pháp; vì chẳng có ai được xưng công bình bởi các việc luật pháp."

Đức Chúa Trời tuyên bố rằng "cậy [tiếng Hilạp dia - qua] đức tin của Chúa Giêxu Christ," và "được xưng công bình bởi [tiếng Hilạp ek - ra từ] đức tin của Đấng Christ." Nói một cách khác, nền tảng của sự cứu rỗi của chúng ta không bởi đức tin của chúng ta - nền tảng của sự cứu rỗi của chúng ta là bởi đức tin của Đấng Christ. Bởi vì Ngài trung tín hoàn toàn trong việc thực hành chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, vì thế chúng ta được cứu. Không lấy làm ngạc nhiên khi Đấng Christ được gọi là "Đấng Trung Tín và Chơn Thật" trong Khải Huyền 19:11.

Hơn nữa, chúng ta thấy rằng trong Galati 2:16 Đức Chúa Trời tuyên bố rằng chúng ta không được xưng công bình bởi [tiếng Hilạp ek - ra từ] việc làm của luật pháp. Trong Giăng 6:28 người Giuđa hỏi Đức Chúa Giêxu, "Chúng tôi phải làm chi cho được làm công việc Đức Chúa Trời?" Đức Chúa Giêxu trả lời trong câu kế tiếp: "Các ngươi tin Đấng mà Đức Chúa Trời sai đến, ấy đó là công việc Ngài." Trong lời tuyên bố nầy Đức Chúa Giêxu dạy rằng đức tin mà chúng ta tin nơi Đấng Christ như là Cứu Chúa là một việc làm. Galati 2:16 chỉ rõ rằng chúng ta không được xưng công bình bởi việc làm của luật pháp; vì thế, chúng ta biết rằng chúng ta chỉ được xưng công bình bởi việc làm của Đấng Christ chớ không phải bởi chính chúng ta.

Kiến thức của chúng ta về lẽ thật tuyệt diệu của Galati 2:16 được làm mạnh thêm bởi Galati 2:20, ở đây chúng ta đọc: "ấy là tôi sống trong [tiếng Hilạp en - trong] đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi." Cũng xem Rôma 3:22 và Philíp 3:9.

Trở lại Rôma, trong đoạn 4, câu 5, Đức Chúa Trời tuyên bố:

"Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là [tiếng Hilạp eis - dẫn đến] công bình cho mình."

Chữ "Đức tin của kẻ ấy" chỉ có thể ám chỉ đến đức tin của Đức Chúa Trời, nghĩa là, sự thành tín của Đức Chúa Trời đem người tin kính vào sự công bình. Điều nầy giải thích ý nghĩa trong Rôma 1:17, "vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi [tiếng Hilạp ek - ra từ] đức tin mà được, lại dẫn đến [tiếng Hilạp eis - dẫn dến] đức tin nữa." Đức Chúa Trời dạy trong câu nầy và câu trước rằng sự cứu rỗi của cả người Giuđa và người Hilạp là ra từ đức tin (đức tin của Đấng Christ), và dẫn đến đức tin (đức tin của chúng ta), là sự phản chiếu hay kết quả đức tin của Đấng Christ.

Vì vậy chúng ta có thể hiểu Êphêsô 2:8 khi Đức Chúa Trời tuyên bố: "Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, đều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời."

Trong mỗi khía cạnh của sự cứu rỗi chúng ta, chúng ta không xứng đáng gì cả. Tất cả sự vinh hiển và danh dự đều thuộc về Đức Chúa Trời. Bởi đức hạnh trong sự trung tín của Đấng Christ chúng ta được kể là công bình. Đức tin của Đấng Christ được ban cho chúng ta như là một món quà, nhờ đó chúng ta có thể tin cậy vào Đấng Christ như là Cứu Chúa.

Một câu cuối cùng nữa thì chúng ta sẽ hoàn tất sự nghiên cứu về nguyên tắc của sự lựa chọn vô điều kiện. Trong Giăng 6:37 chúng ta đọc: "Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu."

Vì thế, những câu hỏi hợp lý theo sau: "Nếu Đức Chúa Trời đã quyết định bởi ý định tối thượng của Ngài, cứu một số người và để cho một số khác đối diện với ngôi phán xét, bị kết án đi vào địa ngục và sự khổ hình đời đời vì tội lỗi của họ, thì Đấng Christ có lên thập tự giá thay cho mọi người không? Hay là Đấng Christ chỉ đền trả tội lỗi cho những ai tin nhận nơi Ngài, nghĩa là những ai được chọn là của Ngài, mà con số đó thì có hạn chế?"

Về lịch sữ, giáo hội nói về nguyên tắc nầy là sự chuộc tội có hạn chế hoặc sự chuộc tội cá biệt, nghĩa là sự đền trả của Đấng Christ trên thập tự giá chỉ ảnh hưởng đến những ai được chọn bởi Đức Chúa Trời. Không có việc cung cấp đến cho những ai không tin nhận nơi Ngài.

Một số người dạy rằng Đấng Christ đền trả cho tội lỗi của tất cả mọi người và chỉ vì sự từ chối tiếp nhận Đấng Christ của chúng ta nên điều đó đưa chúng ta vào địa ngục. Lời dạy nầy theo sau với những tư tưởng cho rằng bởi sự lựa chọn của chúng ta mà chúng ta trở lại cùng Đấng Christ, nó ủng hộ ý kiến sai lầm rằng Đức Chúa Trời đã làm tất cả mà Ngài có thể làm, và bây giờ thì tùy thuộc vào chúng ta. Đây là một vài ý kiến sẽ được xem xét trong chương kế tiếp.

Chương Bốn
Mức Độ Hạn Chế của Sự Chuộc Tội

Trong chương nầy chúng ta sẽ xem xét một cách cẩn thận câu hỏi về sự chuộc tội có hạn chế hay sự chuộc tội cá biệt để biết đó có phải là nguyên tắc của Thánh Kinh không. Với ngôn ngữ đẹp đẽ Đức Chúa Trời tuyên bố sự chuộc tội cá biệt qua thiên sứ nói với Giôsép trong Mathiơ 1:21, "Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là GIÊXU, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội." Chú ý mấy chữ "dân mình" Ai là dân của Ngài? Phần trước chúng ta thấy trong Giăng 6:37 rằng dân của Ngài là những kẻ được Đức Chúa Trời ban cho Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta biết rằng Đấng Christ là Cứu Chúa chỉ cho những người mà Cha ban cho Ngài. Lẽ dĩ nhiên để cứu họ Ngài cần phải trả cho tội lỗi của họ, mà Ngài đã làm bằng cách lên thập tự giá. Ở đây không có ý kiến cho rằng Ngài phó sự sống của Ngài cho tất cả mọi người.

Trong Giăng đoạn 10 Đấng Christ nói về chiên mà Ngài đã đến tìm và cứu. Trong câu 15 Ngài tuyên bố: "Ta vì chiên phó sự sống mình." Chiên là ai? Ngài phán trong câu 14: "Ta là người chăn hiền lành, ta quen chiên ta, và chiên ta quen ta." Chiên là những người thuộc về Ngài; họ là của Ngài. Ngài phó sự sống của Ngài cho họ; Ngài không phó sự sống của Ngài cho tất cả mọi người. Ngài phó sự sống của Ngài cho chiên Ngài; họ sẽ biết Ngài như chúng ta đọc trong Giăng 10:14, và họ sẽ đến với Ngài như chúng ta đọc trong Giăng 6:37.

Đấng Christ Chỉ Cầu Nguyện Cho Những Ai Tin Nhận Ngài

Trong Giăng 17:9-10, Đấng Christ cầu nguyện với Cha:

"Con vì họ mà cầu nguyện, chẳng phải vì thế gian mà cầu nguyện, nhưng vì kẻ Cha đã giao cho Con, bởi chưng họ thuộc về Cha. Phàm mọi điều thuộc về Con tức là thuộc về Cha, mọi điều thuộc về Cha tức là thuộc về Con, và Con nhơn họ được tôn vinh."

Trong khi câu 9 Đấng Christ nói một cách cá biệt về những sứ đồ mà Ngài đã chọn, trong Giăng 17:20-21 Ngài có cái nhìn xa hơn về các sứ đồ của Ngài. Trong những câu nầy Đấng Christ nói:

"Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai con đến."

Đó là lời cầu nguyện đầy ý nghĩa phải không? Nếu Đấng Christ phó mạng sống Ngài cho mọi cá nhân, chắc chắn chúng ta mong đợi Ngài sẽ cầu nguyện cho họ. Bạn sẽ nghĩ, nếu tội lỗi của họ được đền trả, Đấng Christ sẽ sắp xếp với Cha để họ được đến cùng Ngài. Dầu sau đi nữa trong câu nầy Đức Chúa Trời hé mở bức màn liên quan đến mối quan hệ trong Chúa, và Đấng Christ biểu lộ rõ ràng rằng Ngài không cầu nguyện cho cả thế gian. Ngài cầu nguyện cho những ai thuộc về Ngài và những ai "sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa." Đấng Christ chỉ cầu thay cho những ai mà Cha ban cho Ngài, Ngài cầu nguyện cho chiên Ngài. Trong Hêbơrơ 7:25-26, Ngài được giới thiệu như là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đời đời của chúng ta:

"Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy. Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời."

Trong những câu nầy Kinh Thánh tuyên bố một cách đặc biệt rằng Đấng Christ cầu thay cho những ai đến cùng Đức Chúa Trời bởi Ngài; nghĩa là Đấng Christ cầu thay cho những ai mà Ngài đang cứu. Điều nầy đúng với những gì Đấng Christ làm trong lời cầu nguyện của Ngài được ghi lại trong Giăng đoạn 17.

Trong Giăng 17:2, Đấng Christ cầu nguyện cùng Cha, "Và nhơn quyền phép Cha đã ban cho Con cai trị loài xác thịt, Con được ban sự sống đời đời cho những kẻ mà Cha đã giao phó cho con."

Trong lời văn trực tiếp, Đấng Christ một lần nữa nói về môn đồ của Ngài, nhưng Ngài bày tỏ một nguyên tắc căn bản chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Trong lời tuyên bố nầy Chúa Giêxu của chúng ta đề cập đến những ai ban cho Ngài bởi Cha (Giăng 6:37), và Ngài nhấn mạnh sự thật rằng Ngài cung cấp sự sống đời đời cho họ. Sự sống đời đời là một món quà được cung cấp bởi sự chuộc tội và ban những người tin nhận. (Có phải chúng ta phải tin rằng có một số người có kinh nghiệm về sự chuộc tội mà không nhận được sự sống đời đời không? Chúng ta sẽ phải đi đến kết luận không thuộc về Thánh Kinh nầy nếu chúng ta tin rằng Đấng Christ đền trả cho tội lỗi của mọi người.)

Chỉ Những Người Được Cứu Được Xưng Công Bình

Khi chúng ta nghiên cứu bản chất của sự cứu rỗi từ cái nhìn của chữ xưng công bình trong Thánh Kinh, lần nữa chúng ta tìm thấy rằng sự chuộc tội cá biệt hay hạn chế là nguyên tắc của Thánh Kinh. Trong Rôma 5:18 chúng ta đọc :"thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy." Trong Rôma 4:25 chúng ta đọc: "Ngài đã bị nộp vì tội lỗi của chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta."

Chú ý trong những đoạn nầy, Đức Chúa Trời dạy rõ ràng rằng những ai mà Ngài cứu Ngài xưng công bình. Cũng vậy, chúng ta đọc trong Rôma 5:9, "Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào." Vì vậy Đức Chúa Trời thiết lập nguyên tắc rằng, những ai mà Ngài chết cho thì được xưng công bình, và được xưng công bình đến sự sống; họ được xưng công bình bởi huyết của Ngài. Nếu Đấng Christ đã trả cho tội lỗi của mọi người thì chúng ta sẽ phải kết luận rằng, tất cả loài người đều công bình khi đứng trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhìn nhận rằng được xưng công bình có nghĩa được làm thành công bình. Nếu tội lỗi của mọi người được đền trả sẽ không còn sự kết án nữa.

Trong Công Vụ 24:15 chúng ta đọc, "tức là sẽ có sự sống lại của người công bình và không công bình." Trong 2Phierơ 2:9 chúng ta đọc, "thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét." Những đoạn nầy chỉ một cách rõ ràng rằng, không chỉ những người công bình sống lại nhưng những người không công bình cũng vậy, họ sẽ cứ ở trong sự không công bình và bị đoán xét trong Ngày Phán Xét. Rôma 5:18 và Rôma 4:25 bảo chúng ta rằng, khi chúng ta được cứu, chúng ta được xưng công bình bởi huyết của Đấng Christ; Huyết của Ngài bị đổ ra để chúng ta có thể trở nên công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Vì thế, nếu Đấng Christ đổ huyết Ngài (mà điều đó mang đến sự xưng công bình) cho mỗi một con người, làm sao lại có người không công bình trong một mức độ nào đó mà sự thánh khiết của Đức Chúa Trời lại quan tâm đến? Vấn đề khó xử đó sẽ biến mất khi chúng ta nhận ra thực tế rằng Đấng Christ chỉ đền trả tội lỗi cho những ai được cứu.

Những Ai mà Tội Lỗi Chưa Được Đền Trả thì Phải Bị Xét Đoán cho Tội Lỗi của Họ

Nếu Đấng Christ đền trả cho tội lỗi của mọi người (hoặc như một số người nói, "Vâng, cho tất cả tội lỗi của họ trừ ra tội không tin vào Chúa Giêxu Christ") rồi chúng ta phải hỏi: "Làm sao có thể được khi những người mà tội lỗi đã được đền trả lại bị đoán xét? Chúng ta đọc trong Khải Huyền 20:13 rằng những người đứng trước ngôi đoán xét sẽ "bị xử đoán tùy công việc mình làm." Công việc của con người sẽ bị xét đoán và họ sẽ khám phá ra rằng họ đã không vô tội trong những việc họ làm, nghĩa là, trong sự vâng theo lời của Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn. Và dĩ nhiên, khi mà mỗi công việc của con người đều bị nhơ nhuốc bởi tội lỗi, những ai đứng đó để bị xét đoán sẽ bị tìm thấy vô số tội lỗi.

Chúng ta đọc trong Mathiơ 12:36-37, "Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói; vì bởi lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt." Dĩ nhiên những người không được cứu không có những điều tốt trong họ, chẳng có một người công bình nào hết, vì thế, mỗi lời khai của họ sẽ mang đến sự kết án trên họ.

Trong Rôma 2:5-6 chúng ta đọc: "Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm." Trong câu nầy Đức Chúa Trời khẳng định rằng ở trước ngôi phán xét con người phải trả lời cho mỗi tội lỗi, và mỗi tội lỗi sẽ được đền trả bởi sự đày đi vào địa ngục.

Không có lời ngụ ý nào trong Kinh Thánh nói rằng trong ngày phán xét họ chỉ trả lời cho tội từ chối Đấng Christ mà thôi. Họ sẽ phải trả lời cho mỗi tội lỗi. Nếu Đấng Christ đã trả cho những tội đó bằng cách lên thập tự giá (có một số người giữ ý kiến cho rằng Ngài đền trả cho tội lỗi của mỗi cá nhân trong toàn thể nhân loại), điều đó sẽ trở thành nguy cơ gấp đôi cho những cá nhân nầy là những ai tội lỗi đã được đền trả, rồi bị quăng vào địa ngục để trả cho cùng những tội đó. Điều đó không có lý chút nào phải không?

Trong Côlôse 3:25, Đức Chúa Trời đặt ra nguyên tắc nầy: "Vì ai ăn ở bất nghĩa sẽ lại chịu lấy sự bất nghĩa của mình: không tây vị ai hết." Chỉ vì Đấng Christ trở nên người thay thế cho những ai được cứu thì đòi hỏi nầy của Đức Chúa Trời mới được thỏa mãn. Kinh Thánh chép trong Giăng 5:24 rằng những người tin không đến sự phán xét.

Trong Êphêsô 5:25 chúng ta đọc, "Đấng Christ . . . yêu Hội Thánh và phó chính mình vì Hội Thánh." Ngài phó chính mình Ngài cho Hội Thánh, không cho cả thế gian, không cho mỗi một cá nhân. Phần sau trong bài nghiên cứu nầy chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có tín hữu thật trong Hội Thánh mới được huyết của Đấng Christ bao phủ tội lỗi của họ, ngay cả thập giá mang lấy vài sự liên hệ đến Hội Thánh như là một thân thể thống nhất.

Chúng ta thấy, vì thế, Kinh Thánh không đồng tình với giáo lý cho rằng Đấng Christ lên thập tự giá để trả cho mỗi tội lỗi của toàn thể nhân loại và chỉ có một tội đưa người ta vào địa ngục là tội không tin nhận Chúa Giêxu Christ. Tội không tin nhận Chúa Giêxu là Cứu Chúa thì nằm trong số tất cả những tội khác và đơn giản tăng thêm sự hình phạt. Mỗi hành động của chúng ta thì đầy tội lỗi, và bất cứ một trong những tội nầy sẽ đưa chúng ta vào địa ngục; dĩ nhiên tất cả những tội nầy sẽ mang cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đến trên chúng ta. Thật là quan trọng làm sao khi chúng ta tin cậy nơi Đấng Christ như là người mang lấy tội lỗi của chúng ta! Chỉ qua Ngài chúng ta mới có thể thoát được địa ngục.

Nhưng Không Phải Kinh Thánh Dạy rằng Đức Chúa Trời muốn Tất Cả Mọi Người Đều Được Cứu Sao?

Có phải Kinh Thánh nói một vài điều khác với những gì chúng ta đã học không? Chúng ta đọc trong 2Phierơ 3:9, "Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn." Có phải câu nầy ám chỉ rằng Đấng Christ trả cho tội lỗi của mọi người? Còn về 1Timôthê 2:3-4 chúng ta đọc rằng không phải Đấng Christ muốn tất cả mọi người đều được cứu sao? Làm sao Ngài có thể mong muốn điều nầy được nếu Ngài đã không trả cho tội lỗi của họ? Trong 1Timôthê 2:6 không phải Chúa tuyên bố rằng Ngài phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người sao? Trong 1Timôthê 4:10 không phải Đức Chúa Trời tuyên bố rằng Ngài là Cứu Chúa của mọi người sao?

Những câu nầy chắc chắn hình như bày tỏ rằng Đấng Christ đã trả cho tội lỗi của mỗi một cá nhân, nhưng nếu điều đó là vậy thì chúng ta gặp rắc rối với những câu chúng ta đã học dạy rõ ràng về sự chuộc tội cá biệt. Làm sao chúng ta có thể hòa giải những đoạn nầy?

Khi chúng ta nhìn vào những câu nầy, chúng ta thấy một sự dùng cố định của chữ "mọi". 2Phierơ 3:9, "không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn." 1Timôthê 2:6, "Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người." 1Timôthê 4:10, "Ngài là Cứu Chúa của mọi người." Chúng ta phải hiểu cách dùng chữ nầy của Thánh Kinh và để Kinh Thánh là tự điển cho chính Kinh Thánh. Thường thường khi chúng ta dùng chữ "mọi," chúng ta nghĩ đó là chữ bao gồm tất cả. Nếu có mười người trong một phòng chúng ta nói, "Tất cả mọi người đều đội nón", ngay tức thì chúng ta nhận ra bức tranh của mười người nầy, không loại trừ một ai, đang đội nón. Dầu sao đi nữa, trong Kinh Thánh, khi Đức Chúa Trời dùng chữ "mọi" tùy thuộc vào nội dung của phần đó.

Cho thí dụ, trong Luca 2:1 Đức Chúa Trời tuyên bố: "Lúc ấy Sêsa Augúttơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả (mọi) thiên hạ (người trên thế gian)." Chúng ta có thể kết luận rằng "cả thiên hạ" (mọi người trên thế gian) bao gồm Thổ dân ở Bắc Mỹ và những dân tộc ở Phi Châu v.v... nhưng đoạn văn chỉ cho chúng ta rằng "cả thiên hạ" được lập sổ là một phần của thế giới là đối tượng cho việc lập sổ, nói riêng là Đế quốc Lamã. Nói một cách khác, chữ "mọi" tùy thuộc vào đoạn văn mà trong đó nó được tìm thấy.

Chúng ta đọc trong Công Vụ 2:17, "Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt." Chúng ta biết từ trong Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời đã không đổ Đức Thánh Linh trên mỗi một cá nhân trên thế giới để họ trở nên tiên tri hay họ có thể nói tiên tri; Ngài đổ Thánh Linh của Ngài trên những ai tin nhận Ngài. Chữ "mọi" ở đây tùy thuộc vào phần còn lại của Kinh Thánh mà tuyên bố rằng chỉ những ai được chọn sẽ tin nhận Ngài, vậy chữ "mọi" thì ít hơn nhiều sự bao gồm tất cả.

Chúng ta đọc trong 1Côrinhtô 15:22, "Như trong Ađam mọi người đều chết." Căn cứ theo phần còn lại của Kinh Thánh chúng ta biết rằng chữ "mọi" nầy là chữ "mọi - bao gồm tất cả" và bao gồm mỗi cá nhân trong nhân loại. Rôma 3:10, "Như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không."

Câu kế trong 1Côrinhtô 15:22 bảo chúng ta: "thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại." Nếu chữ "mọi" nầy bao gồm mỗi một cá nhân, câu nầy sẽ dạy về sự chuộc tội toàn thể, và chúng ta biết rằng điều đó không thể nào được. Địa ngục sẽ có đông người cư trú bởi những người không được làm cho sống. Họ đã chết về thuộc linh. Vì thế, chúng ta phải đọc câu thứ nhì, "thì cũng một lẽ ấy trong Đấng Christ mọi người (những ai được làm cho sống) đều sẽ sống lại." Đức Chúa Trời dạy rằng tất cả mọi cá nhân được cứu theo dự định của Ngài, là được cứu bởi công việc của Đấng Christ. Những đoạn khác trong Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết rằng người mà Ngài dự định cứu là những ai mà Ngài đã định trước.

Giống như vậy, khi Đức Chúa Trời dùng ngôn ngữ, "Ngài đã phó chính mình làm giá chuộc mọi người" (1Timôthê 2:6), "Ngài là Cứu Chúa của mọi người" (1Timôthê 4:10), hoặc "Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật" (1Timôthê 2:4), chúng ta biết rằng chữ "mọi" trong những câu nầy tùy thuộc vào chương trình lựa chọn của Đức Chúa Trời. Ngài là Cứu Chúa chỉ cho những ai mà Ngài định trước, đã chọn, đã chuộc; và Đức Chúa Trời chỉ có những người nầy trong cái nhìn của Ngài khi Ngài dùng chữ "mọi." Ngài phó chính mạng sống Ngài làm giá chuộc cho mọi người được chọn của Ngài. Ngài muốn rằng tất cả mọi người được chọn của Ngài sẽ đến với Ngài.

Có Phải Kinh Thánh Dạy rằng Đấng Christ Đền Trả cho Tội Lỗi của Cả Thế Gian Không?

Có một loại đoạn văn thứ hai trong Kinh Thánh thường thường được đề cập đến như là bằng chứng rằng Đấng Christ đền trả cho tội lỗi của mỗi cá nhân trên thế gian. Chúng ta đọc trong 1Giăng 4:14, "Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian." Trong Giăng 4:42 chúng ta thấy một câu giống như vậy rằng Ngài là "Cứu Chúa của thế gian."

Trong 1Giăng 2:2 lời tuyên bố biểu hiện lại còn mạnh hơn: "Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa." Có phải những câu nầy thật sự nhấn mạnh ý kiến cho rằng Ngài đền trả cho tội lỗi của mỗi một cá nhân trên toàn thể thế giới? Chúng ta thấy cùng loại ý kiến đó trong Giăng 3:16-17:

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu."

Chúng ta cũng phải xem xét những lời ẩn dụ của Giăng Báptít khi ông chào Chúa Giêxu và nói: "Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi" (Giăng 1:29).

Nếu tách rời những câu nầy ra khỏi phần còn lại của Kinh Thánh, chúng ta có thể kết luận rằng Đấng Christ đã đền trả tội lỗi cho cả thế gian. Những câu nầy nếu đứng một mình chắc chắn sẽ cho cái ý nghĩ đó. Dầu sao đi nữa, khi chúng ta đọc những câu nầy dưới ánh sáng của mọi điều nữa trong Kinh Thánh, chúng ta biết rằng không thể kết luận như thế được. Nếu Đấng Christ đã đền trả tội lỗi cho cả thế gian, nghĩa là mỗi một cá nhân trên thế gian, và rồi như chúng ta đã thấy, sẽ không có Ngày Phán Xét và không có địa ngục. Tội lỗi của mọi người đã được đền trả và vì thế sẽ không có chuyện người không công bình phải bị đưa vào địa ngục. Khi mà Đấng Christ chết cho mỗi người thì Ngài sẽ xưng công bình cho họ bởi huyết của Ngài.

Chúng ta phải xem những câu nầy cẩn thận hơn. Chúng ta phải nhớ rằng chỉ có một người gánh thay tội và người đó là Đức Chúa Giêxu Christ. Chỉ có một con đường mà sự tha thứ cho tội lỗi có thể nhận được, đó là qua sự đổ huyết của Đấng Christ. Trong 1Giăng 2:2 chúng ta đọc: "Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa."

Nếu chúng ta giả sử rằng Ngài thật sự đền trả cho tội lỗi của cả thế gian, chúng ta sẽ đụng chạm với những đoạn khác như Khải Huyền 20:13, Mathiơ 12:36, Rôma 2:5-6, và Côlôse 3:25 đã chỉ rõ rằng người không được cứu phải khai trình và đền trả cho tất cả tội lỗi của họ. Không có một khúc nào trong những khúc Kinh Thánh trên có lý nếu Đấng Christ thật sự đã trả cho mỗi tội lỗi của mọi người trên thế gian, vậy chúng ta biết rằng điều nầy không thể là loại đền trả mà Đức Chúa Trời có trong suy nghĩ của Ngài.

Đấng Christ là Con Đường Duy Nhất dẫn đến Sự Cứu Rỗi

Làm sao chúng ta có thể hiểu được 1Giăng 2:2? Chúng ta có thể hiểu được nếu chúng ta chú ý trong phần thứ nhất của câu Đức Chúa Trời đơn giản tuyên bố rằng Đấng Christ là người cung cấp sự cứu rỗi cho những ai tin nhận Ngài. Ngài là của lễ chuộc tội lỗi chúng ta; không có ai khác có thể cung cấp con đường lại cùng Cha. Đấng Christ phó chính mình Ngài làm người thay thế chúng ta; Đấng Christ là con đường duy nhất.

Trong phần thứ nhì của câu, "không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa" (1Giăng 2:2), chúng ta thấy Đức Chúa Trời đơn giản mở rộng thực tế rằng trong cả thế gian không có phương pháp hay cách nào để được sự cứu rỗi ngoại trừ qua Chúa Giêxu Christ. Tất cả tội lỗi trong cả thế gian được tha thứ là tha thứ bởi huyết của Đấng Christ. Câu nầy không nói chi tiết sự mở rộng chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời trên thế gian; nó đơn giản bày tỏ rằng đối với những người được cứu, Đấng Christ là của lễ chuộc tội duy nhất.

Những phân đoạn khác tuyên bố ai sẽ được cứu ra khỏi thế gian: Kẻ được chọn. Trong 1Giăng 2:2 Đức Chúa Trời tuyên bố họ sẽ được cứu như thế nào: Qua Đấng Christ như là của lễ chuộc tội cho những tội lỗi của họ. Vì chúng ta biết rằng những người không được cứu của thế gian vẫn ở trong sự không công bình phải ứng hầu cho sự phán xét, trả lời và đền trả cho mỗi tội lỗi của họ, chúng ta biết câu nầy không thể dạy rằng Đấng Christ đã trả cho tội của họ.

Khi Giăng Báptít tuyên bố: "Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi" (Giăng 1:29), ông muốn nói: Đây là Chiên Con nhờ nó mà sự cứu rỗi mới có. Giăng Báptít đã không cho chi tiết của sự cứu rỗi đó; ông không chỉ rõ rằng những kẻ được chọn của Đức Chúa Trời thì được cứu; ông không chỉ rõ rằng chúng ta phải tin nhận Ngài, và những việc khác nữa. Ông đơn giản tuyên bố rằng Đấng Christ là Cứu Chúa đã đến trong thế gian, và rằng Đấng Christ là biện pháp duy nhất nhờ đó mà tội lỗi của thế gian, những tội được khỏa lấp sẽ được khỏa lấp.

Lẽ thật nầy được thấy trong Giăng 3:16: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." Ngài yêu thương thế gian là vật thọ tạo của Ngài; vì thế, Ngài ban Con một của Ngài để những ai trên thế gian nầy tin nhận Ngài sẽ không bị hư mất. Lời tuyên bố, "hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất," tự động loại trừ những người còn lại phải không? Đức Chúa Trời đề ra điều kiện rằng họ sẽ bị hư mất trừ khi họ tin nhận nơi Ngài.

Tại sao họ hư mất? Họ hư mất bởi vì tội lỗi của họ. Đức Chúa Trời phán trong Rôma 6:23, "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết." Đức Chúa Trời nói về Đấng Christ như là Cứu Chúa của thế gian, nhưng nếu chúng ta kết luận rằng Đấng Christ đã đền trả tội lỗi của tất cả mọi người chúng ta sẽ không đồng ý với giáo lý của Thánh Kinh rằng một số rất đông người sẽ đền trả cho tội lỗi của họ trong địa ngục đời đời.

Có Phải Đấng Christ Đã Đền Trả cho Tất Cả Tội Lỗi của Chúng Ta Ngoại Trừ Tội Từ Chối Đấng Christ Không?

Như đã đề cập trong phần trước, một số người tin rằng Đấng Christ đã đền trả cho tất cả tội lỗi của chúng ta ngoại trừ tội không tin nhận Chúa Giêxu Christ. Giáo lý nầy được gợi ra bởi Giăng 3:18, nói rằng: "Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời." Câu nầy có vẻ chỉ rõ rằng lý do người ta bị kết án vì họ không tin nhận Chúa Giêxu Christ. Dầu sao đi nữa, câu kế tuyên bố: "Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa" (Giăng 3:19). Tội lỗi của họ là ưa thích sự tối tăm; và ưa thích sự tối tăm kéo họ vào trong đủ loại tội lỗi và vương quốc của sự tối tăm.

Câu 19 hoàn toàn đồng ý với những chỗ khác trong Kinh Thánh chỉ rõ rằng người ta đi vào địa ngục không phải vì họ không tin Đức Chúa Giêxu Christ nhưng vì họ là những tội nhân. Họ đứng trong vị trí có tội trước mặt Đức Chúa Trời và sự không đáp ứng của họ trong việc tin nhận Chúa Giêxu Christ đơn giản chỉ rõ rằng họ không có sự khỏa lấp cho tội lỗi của họ. Kinh Thánh tuyên bố trong Thi Thiên 85:2: "Chúa đã tha gian ác cho dân sự Chúa, và khỏa lấp mọi tội lỗi của họ." Huyết của Đấng Christ cung cấp sự che phủ nhờ nó mà tội lỗi của chúng ta được cất khỏi.

Hơn nữa, khi chúng ta kết luận Đấng Christ đền trả tội lỗi cho cả thế gian trừ ra tội không tin nhận Chúa Giêxu Christ, rồi thì chúng ta có một tin lành gần như ân điển cộng việc làm. Chúng ta thật sự nói rằng Đấng Christ lên thập tự giá để trả cho tội lỗi chúng ta và Ngài bôi xóa tất cả tội lỗi ngoại trừ một tội: Tội từ chối Đức Chúa Giêxu Christ.

Điều đó ám chỉ nếu tội từ chối Đấng Christ không được khỏa lấp bởi huyết của Đấng Christ, rồi thì việc chúng ta tin nhận Chúa trở nên việc lành của chúng ta và đáng được ca tụng trong việc cứu chúng ta. Do vậy, chúng ta tuyên bố rằng ân điển của Đức Chúa Trời khỏa lấp tất cả tội lỗi nhưng vì chúng ta đã làm việc lành là tin nhận Đấng Christ, chúng ta xứng đáng với sự cứu rỗi và ân điển mà Đức Chúa Trời ban cho trong đời sống của chúng ta. Điều nầy đặt chúng ta vào một vị trí thật khủng khiếp trong việc tạo nên một tin lành ân điển cộng việc làm, và điều đó chắc chắn sẽ đưa chúng ta vào địa ngục!

Chúng ta phải giữ trong trí rằng khi chúng ta học những câu Kinh Thánh liên quan đến sự cứu rỗi mà sự cứu rỗi thì hoàn toàn bởi ân điển! Ngay cả đức tin mà chúng ta tin cũng là món quà của Đức Chúa Trời (Êphêsô 2:8). Thậm chí, không phải đức tin chúng ta cứu chúng ta nhưng bởi đức tin của Chúa Giêxu Christ (Galati 2:16, 3:22). Chỉ vì Ngài trung tín lên thập tự giá để chúng ta có thể được cứu. Đức tin mà chúng ta có trong đời sống chúng ta là sự phản chiếu của đức tin mà Đấng Christ bày tỏ bởi sự đền trả cho tội lỗi chúng ta. Cả hai đức tin và việc làm mà chúng ta thấy trong đời sống của chúng ta và chúng ta làm khi chúng ta được cứu là quà tặng của Đức Chúa Trời. Những điều đó không đáng được ca tụng trong bất cứ cách nào, bất kể như thế nào.

Nhưng Không Phải Kinh Thánh Nói về Những Người được Thánh Hóa nhưng vẫn ở trong Sự Không Tin Sao?

Chúng ta sẽ nghiên cứu một nhóm câu có vẻ chỉ rõ hay ít nhất hiểu sai khi dạy, rằng một số người hư mất hình như ở trong vị trí mà Đấng Christ đã trả cho tội lỗi của họ. Câu đầu tiên trong những câu nầy là 1Côrinhtô 7:14, Đức Chúa Trời tuyên bố: "Bởi vì, chồng không tin Chúa, nhơn vợ mình được nên thánh, vợ không tin Chúa, nhơn chồng mình tin Chúa được nên thánh; bằng chẳng vậy, con cái anh em nên chẳng sạch, song nay đều là thánh." Một cách tương tự, trong Hêbơrơ đoạn 10 Đức Chúa Trời bàn về một người biết con đường cứu rỗi và không bao giờ trở nên con cái Đức Chúa Trời, người đó cố ý quay lưng lại với Tin Lành. Đức Chúa Trời nói về người đó trong Hêbơrơ 10:29:

"Huống chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm đoán phạt hay sao?"

Hai phân đoạn nầy nói về những người không được cứu mà được nên thánh. Chữ "được nên thánh" gợi ý rằng vì một lý do nào đó việc làm của ân điển đã được thực hiện thay cho những người hư mất vẫn cứ ở trong sự hư mất.

Chữ "sự nên thánh" có nghĩa là để riêng ra cho sự hầu việc Đức Chúa Trời. Chắc chắn những tín hữu đã sanh lại được biệt riêng cho việc hầu việc Đức Chúa Trời, nhưng về những người trong giáo hội, đoàn thể của thân thể Đấng Christ mà không phải là con cái thật của Đức Chúa Trời thì sao? Còn về những người không được cứu là thành viên trong gia đình mà có những cá nhân được cứu, và qua những tín hữu gia đình được xem như đoàn thể trong vương quốc của Đức Chúa Trời thì sao? Đấng Christ có đền trả tội lỗi cho họ không?

Một câu quen thuộc khác là 2Phierơ 2:1, Đức Chúa Trời nói về những tiên tri giả trong vòng dân chúng, nghĩa là, những thành viên trong giáo hội mà mang vào những tà giáo ghê gớm. 2Phierơ 2:1:

"Dầu vậy trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình."

Mấy chữ "đã chuộc" hình như biểu lộ rằng Đấng Christ lên thập tự giá để trả cho tội lỗi của họ.

Chúng ta phải xem xét những câu nầy dưới ánh sáng của những gì chúng ta vừa học, đó là những người đối diện với Ngày Phán Xét phải khai trình hết mọi tội lỗi. Vì họ phải khai trình hết mọi tội lỗi nên chúng ta biết rằng họ không phải là dân đời đời của Đấng Christ. Họ không phải là chiên của Ngài.

Nếu chúng ta tách rời những câu nầy ra khỏi phần còn lại của Kinh Thánh, chúng ta có thể kết luận rằng Đấng Christ đã trả cho tội lỗi của họ như là Ngài đã làm cho những người tin theo Ngài, và vì thế họ sẽ không đi vào địa ngục. Dầu sao đi nữa, phân đoạn của Hêbơrơ 10:29 chỉ rõ rằng họ phải gánh chịu địa ngục và hình khổ mặc dầu thực tế rằng những câu nầy nói về họ như là được nên thánh; 2Phierơ đoạn 2 nói rõ hơn rằng tiên tri giả là đối tượng cho sự khổ hình đời đời.

Do vậy, chúng ta thấy rằng trong khi Đức Chúa Trời nói về một số cá nhân "được nên thánh" hay "đã được chuộc" bởi Chúa, họ vẫn là đối tượng cho sự hình phạt đời đời. Làm sao việc nầy có thể như vậy được? Làm sao Kinh Thánh có thể hòa giải những điều có vẻ mâu thuẫn nầy?

Chúng ta phải nên nhớ rằng Đức Chúa Trời quan tâm đến Hội Thánh hữu hình cũng như Hội Thánh vô hình. Những tín hữu đã được tái sanh là thành viên đời đời của thân thể Đấng Christ; họ thuộc về Ngài và tội lỗi của họ được bôi xóa bởi huyết của Đấng Christ. Họ là thành viên đời đời của Hội Thánh mà Đấng Christ đã đến để thành lập. Những tín hữu được sanh từ trên được tìm thấy trong số những giáo hội của giáo phái nầy hay giáo phái khác. Những giáo hội nầy là biểu lộ của sự hợp nhất trong vương quốc của Đức Chúa Trời; họ là một đoàn thể có tổ chức và thấy được của những ai tuyên xưng Đấng Christ.

Mặc dầu tất cả những người trong giáo hội tuyên xưng Đấng Christ, không nhất thiết tất cả những người đó là tín hữu thật. Điều nầy bày tỏ ra trong những câu chúng ta đang học; những tiên tri giả của 2Phierơ 2 là những thành viên trong giáo hội của những người tin Chúa, nhưng họ không được cứu.

Một thí dụ về một tập thể giáo dân mà trong đó có nhiều người không tin là quốc gia Ysơraên thời xưa. Có những người sót lại theo sự lựa chọn của ân điển trong vòng tập thể giáo dân đó, nhưng phần lớn vẫn cứ ở trong sự không tin. Họ vẫn ở dưới sự phán xét mặc dầu cả tập thể là đại diện hợp nhất cho vương quốc của Đức Chúa Trời trên mặt đất trong vòng 2.000 năm trước sự sanh ra của Đấng Christ.

Giống như vậy, trong thời kỳ Tân Ước, về tổ chức hay đoàn thể Đức Chúa Trời được đại diện bởi những hội thánh và giáo phái bắt đầu phát triển ra sau khi Lễ Ngũ Tuần. Mỗi một giáo phái trong số nầy một cách chính thức liên kết với Đấng Christ, nhưng mỗi giáo phái thì được hợp thành bởi cả hai người tin và người không tin.

Chúng ta thấy điều nầy một cách rõ ràng trong ba chương đầu của sách Khải Huyền, Đức Chúa Trời nói về bảy Hội Thánh của vùng Tiểu Á. Mỗi Hội Thánh được đại diện ở trên trời bởi một chơn đèn vì nó đại diện cho Hội Thánh của Đấng Christ. Nhưng Đức Chúa Trời cảnh cáo rằng trong một hội thì có một Giêsabên, và hội khác thì có người đi theo Đảng Nicôla là một loại tà giáo nào đó. Sự pha trộn nầy giữa những người tin và không tin có thể tìm thấy trong mỗi giáo hội mặc dầu về đoàn thể giáo hội liên kết với Đấng Christ.

Khi mà mỗi giáo hội được thành lập và biệt riêng ra để hầu việc Đấng Christ, mỗi thành viên của Hội Thánh xem như được nên thánh; nghĩa là, người đó được biệt riêng ra cho sự hầu việc Đức Chúa Trời. Ngay cả một tiên tri giả là thành viên của hội thánh được kể như đã được mua bởi Đấng Christ. Đức Chúa Trời chỉ rõ trong ngôn ngữ nầy rằng Ngài lên thập tự giá không chỉ trả cho tội lỗi của những tín hữu được sanh lại, những người được chọn của Ngài, nhưng cũng để thành lập thân thể hợp nhất của Ngài, những hội thánh của Ngài, những giáo hội của Ngài. Trong ý nghĩa đó, những ai là thành viên của giáo hội thì đã được mua chuộc. Tội lỗi của từng người chỉ được trả nếu người đó trở nên tín hữu một cách cá nhân. Học được điều nầy khi chúng ta xem xét sự dạy dỗ của Kinh Thánh liên quan đến Ngày Phán Xét. Về đoàn thể họ là một phần trong thân thể mà được mua chuộc như là một tổ chức bởi Đức Chúa Trời (2Phierơ 2:1). Vì thế, Đức Chúa Trời có thể nói rằng Ngài đã mua những tiên tri giả nầy.

Cùng một cách đó, những người chồng không được cứu của những người vợ được cứu được kể như là "được nên thánh" (1Côrinhtô 7:14). Bởi vì cha hoặc mẹ là thành viên đời đời trong vương quốc của Đức Chúa Trời, cả gia đình là một phần hợp nhất trong vương quốc của Đức Chúa Trời mặc dầu những thành viên khác trong gia đình không được cứu.

Do vậy, những câu nói về những người không được cứu được nên thánh hoặc được mua chuộc thì không dạy rằng Đấng Christ đã trả cho tội lỗi của họ bởi sự đổ huyết của Ngài. Họ được chuộc hay được nên thánh trong ý nghĩa rằng họ là những thành viên trong tập thể thống nhất, đó là tổ chức giáo hội; và tổ chức giáo hội được thành lập và tồn tại bởi vì Đấng Christ đã đổ huyết Ngài cho những người tin trong giáo hội.

Khi chúng ta xem xét mọi điều mà Kinh Thánh đưa ra, chúng ta phải kết luận rằng sự chuộc tội có hạn chế hay sự chuộc tội cá biệt là câu trả lời duy nhất phù hợp với toàn bộ Thánh Kinh. Đức Chúa Trời có một kế hoạch cứu rỗi rất chi tiết và giải thích rõ ràng. Trước khi sáng thế, Ngài đặt tên những ai được cứu và biên vào Sách Sự Sống. Ngài đã đến tìm và cứu những ai là chiên của Ngài. Đó là một ý định hoàn chỉnh. Tin Lành đi ra khắp thế gian, và như chúng ta mới vừa học, nếu bất cứ ai đáp lại Tin Lành, người đó sẽ được cứu; nhưng không có một ai đáp lại trừ khi Cha kéo họ đến (Giăng 6:44). Đức Chúa Trời sẽ kéo tất cả những ai mà Ngài chọn, vì chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ giữ tính chất thanh liêm hoàn toàn.

Bây giờ chúng ta sẽ đi đến chữ cái thứ tư của nhóm từ, "Â" biểu hiệu cho "Ân điển không thể cưỡng lại."

Chương Năm
Ân Điển Không Thể Cưỡng Lại

Kinh Thánh nói gì với chúng ta về ân điển không thể cưỡng lại? Có phải thực tế rằng con người không thể chống lại ý định của Đức Chúa Trời? Hoặc, mặt khác, có phải thực tế rằng con người có thể chống lại ý định của Đức Chúa Trời? Nếu Đức Chúa Trời muốn ai đó được cứu, có ai đủ thế lực để chống lại ý định của Ngài hay không?

Dĩ nhiên chúng ta biết rằng chúng ta không bao giờ có thể đưa con người ra đọ sức với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thì vô hạn, toàn năng, toàn quyền; Ngài phán thì vũ trụ trở nên hiện hữu. Con người là vật thọ tạo có giới hạn. Không ai có thể làm hỏng ý định của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều chúng ta biết về Đức Chúa Trời bảo chúng ta rằng chắc chắn Ngài điều khiển mọi hoàn cảnh. Có người dạy rằng Đức Chúa Trời là một "quân tử" không muốn bắt buộc ai chống lại ý định của Ngài để được cứu, có thể vậy không?

Nếu thật sự chúng ta có thể chống lại ý định của Đức Chúa Trời, thì sẽ không có ai được cứu. Tại sao vậy? Hãy nhớ chúng ta đã học trong phần trước của bài nầy rằng: "Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời" (Rôma 3:11). Chúng ta đã học nguyên tắc của sự "Hư hỏng hoàn toàn" và khám phá ra rằng con người chết trong tội lỗi của họ và sẽ không bao giờ tự ý đến cùng Đức Chúa Trời. Ngay cả nếu Tin Lành được rao giảng hàng ngàn năm hoặc lâu hơn, không ai đến với sự cứu rỗi bởi sự lựa chọn của họ. Vì vậy ý kiến cho rằng Đức Chúa Trời là một "quân tử" sẽ không áp đặt ý của Ngài trên ý của con người thì đi ngược lại với Kinh Thánh.

Trong thực tế có hàng ngàn, ngay cả hàng triệu người xuyên suốt lịch sử đã trở nên được cứu. Đức Chúa Trời nói về những người được cứu đông như sao trên trời và như cát ở bãi biển (Sáng Thế Ký 22:17), bày tỏ rằng Đức Chúa Trời thật sự áp đặt ý định của Ngài trên nhân loại bằng nhiều cách.

Những Ai Đức Chúa Trời Dự Định Cứu Phải Được Kéo Đến với Ngài

Trong Giăng 6:37-39 chúng ta đọc:

"Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu. Vì ta trừ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến. Vả, ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt."

Trong những câu nầy Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng, thứ nhất, Cha đã ban một số người cho Chúa Giêxu; thứ hai, những người nầy sẽ đến với Ngài. Không có gì làm hỏng kế hoạch của Đức Chúa Trời; ý định của Ngài phải được thành tựu. Không có ý kiến cho rằng những ai được ban cho Đấng Christ có thể tránh khỏi được cứu.

Trong thực tế, Giăng 6:39 tuyên bố một cách minh bạch: "Vả, ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt." Trong câu nầy Đấng Christ tuyên bố một cách chắc chắn không thay đổi rằng không có sự sai sót trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Mỗi cá nhân mà Đức Chúa Trời dự định cứu sẽ được cứu. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một lời hứa và lời tuyên bố nghiêm túc rằng chương trình cứu rỗi của Ngài, trong ý định tối cao của Ngài, từ trước khi sáng thế, quyết định ai mà Ngài cứu sẽ được hoàn thành. Không có gì sẽ hoặc có thể làm hỏng ý định của Đức Chúa Trời! Ngài kéo chúng ta đến với Ngài mà không cách nào chống lại được.

Philíp 1:6 chép: "Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Giêxu Christ." Một lần nữa Đức Chúa Trời hứa và tự lập giao ước với chính Ngài để hoàn tất những gì Ngài đã bắt đầu. Bạn có thể thấy rằng công việc của Đấng Christ bắt đầu trước khi sáng thế không? Điều đó được thực hiện đầy đủ tại thập tự giá, nơi mà Đấng Christ trở nên TỘI cho chúng ta là những người tin nhận Ngài! Tên của chúng ta được nhận diện với Ngài nơi thập tự giá. Vì thế, ngay cả trước khi chúng ta sanh ra, Ngài đã bắt đầu công việc ân điển của Ngài! Khi Tin Lành được trình bày cho chúng ta, Đức Chúa Trời mở mắt thuộc linh và lòng của chúng ta để đáp lại Tin Lành, Đức Chúa Trời tiếp tục kế hoạch cứu rỗi của Ngài cho chúng ta. Philíp 1:6 tuyên bố rằng Ngài sẽ làm trọn những gì mà Ngài đã bắt đầu; Ngài sẽ thực hiện điều đó cho đến ngày của Chúa Giêxu Christ. Kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ không bị làm hỏng. Đó là một kế hoạch hấp dẫn mạnh mẽ dưới ý định không gì chống lại được của Đức Chúa Trời.

Trong Mathiơ 16:18, Đấng Christ tuyên bố: "Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó." Một cá nhân trước khi được cứu thì ở trong hoàn cảnh như thế nào? Người đó là tôi mọi của ma quỉ; người đó ở dưới lãnh địa của sự tối tăm. Người đó là nô lệ bị ràng buộc trong tội lỗi của người đó, nhưng Đấng Christ phán Ngài sẽ lập Hội Thánh Ngài và các cửa âm phủ sẽ không thắng được hội đó, điều đó muốn nói rằng địa ngục không thể giữ những người mà Đức Chúa Trời dự định cứu; không ai có thể ngăn cản những gì mà Ngài dự định làm. Lý do là những người nam và nữ được cứu thì được Đức Chúa Trời kéo họ đến một cách mạnh mẽ không gì cưỡng lại được.

Hãy nhớ rằng Chúa Giêxu phán không ai có thể đến cùng Ngài trừ khi Cha kéo họ đến (Giăng 6:44). Điều đó đòi hỏi Đức Chúa Trời kéo chúng ta đến với Ngài vì tâm linh của chúng ta đã chết. Là những người chết, chúng ta không có ý kiến gì hoặc chống lại sự cứu rỗi của chúng ta.

Sự thật rằng có nhiều người lần đầu tiên mặt đối mặt với Tin Lành thường bực mình. Dầu sao đi nữa, sau một thời gian một trong những người đó sẽ nhượng bộ và công nhận rằng mình là một tội nhân cần sự cứu rỗi. Điều gì đã xảy ra cho người nầy? Đức Chúa Trời đã kéo người đó. Ai có thể chống lại ý định của Đức Chúa Trời? Khi Đức Chúa Trời muốn cứu một người, Đức Chúa Trời bắt đầu làm công việc cứu rỗi của Ngài trong người đó, lòng người đó bị thuyết phục để vâng theo mạng lệnh của Tin Lành là tin nhận Ngài.

Bạn biết không, bạn có nhiều điều để nói về việc mới được sanh trong Đấng Christ như là sự sanh ra lần đầu tiên từ lòng mẹ của bạn. (Hãy để một giây phút suy nghĩ về điều đó.) Bạn có nhớ khi bạn được sanh ra lần thứ nhất không? Bạn đã làm gì với sự việc đó? Bạn có thể chọn cha mẹ của bạn không? Bạn có thể quyết định khi nào thì bạn được sanh ra không? Câu trả lời cho những câu hỏi nầy thì rõ ràng và chắc chắn: Dĩ nhiên là không! Bạn không làm được gì trong sự sanh ra của bạn! Bạn đơn giản vào trong thế gian hoàn toàn ngoài ý định của bạn.

Bạn có nhớ những gì Chúa Giêxu phán với Nicôđem trong Giăng 3:6 không? Ngài phán: "Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần." Ngài đang nói về SỰ SANH MỚI của Đức Thánh Linh, và chỉ rõ rằng điều đó là sự sanh ra thật như là sự sanh ra lần đầu tiên. Đức Chúa Trời bắt phục lòng của chúng ta; nếu để tự chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ tìm kiếm Ngài. Chúng ta sẽ đi theo con đường riêng của chúng ta cho đến khi chúng ta qua đời.

Chúng ta không muốn trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đời sống của chúng ta ở trong sự hoàn toàn phản loạn và chống nghịch lại cùng Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời quyết định cứu một số người trong chúng ta vào thời điểm của Ngài. Có thể khi chúng ta vào khoảng trung tuần hoặc có khi chúng ta già gần chết, nhưng nếu kế hoạch của Đức Chúa Trời cứu chúng ta, bạn có thể yên trí rằng Ngài sẽ kéo chúng ta vào thời điểm đúng lúc. Ngài sẽ ban cho chúng ta ý chí để tin nhận Ngài và sự mong muốn quay khỏi tội lỗi của chúng ta. Không ai có thể làm hỏng ý định của Đức Chúa Trời. Đấng Christ nói Ngài sẽ lập Hội Thánh của Ngài.

Chúng ta đã đọc trong Rôma 9:16, Đức Chúa Trời phán: "Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót." Cuối cùng, ý muốn của chúng ta không làm được gì cho sự cứu rỗi. Khi chúng ta đáp lại Tin Lành, điều mà chúng ta tưởng là một hành động của ý muốn chúng ta, thực tế đơn giản rằng Đức Chúa Trời đã áp đặt ý của Ngài trên chúng ta và kéo chúng ta đến với Ngài mà không gì có thể cưỡng lại được.

Chúng ta đọc Giăng 1:13, Đức Chúa Trời nói về những ai trở nên con cái của Đức Chúa Trời: "là kẻ chẳng sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy." Đức Chúa Trời có thể làm gì rõ hơn không? Nếu Đức Chúa Trời chờ đợi chúng ta và ý định của chúng ta đáp lại Tin Lành, chúng ta sẽ không bao giờ được cứu! Chúng ta sẽ cố gắng mọi điều có thể được để ngăn cản Tin Lành bởi vì chúng ta, tự mình chúng ta không muốn được cứu; nhưng khi Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ cứu chúng ta, bạn có thể yên chí rằng Ngài sẽ cứu chúng ta! Bằng cách không gì chống lại được Ngài sẽ kéo chúng ta đến với Ngài.

Sự Kêu Gọi Laxarơ Sống Lại Bày Tỏ Thế Nào Ý Chí Của Chúng Ta Có Dính Líu trong Sự Cứu Rỗi Của Chúng Ta

Chúng ta hãy xem xét về Laxarơ lần nữa: Ông đã chết và ở trong mộ, và Đấng Christ quyết định làm cho ông sống lại. Đấng Christ đứng bên ngoài ngôi mộ và phán, "Hỡi Laxarơ, hãy ra" (Giăng 11:43). Chúng ta hãy giải trí với khái niệm không có lý nầy trong một phút. Tưởng tượng Chúa Giêxu hi vọng rằng Laxrơ muốn đi ra, và ý kiến cho rằng nếu Laxarơ không muốn, ông sẽ không đi ra.

Không! Đó không phải là việc đã xảy ra! Chúa Giêxu đứng bên ngoài ngôi mộ và phán, "Hỡi Laxarơ, hãy ra," và Laxarơ đi ra. Laxarơ đi ra bởi vì Đấng Christ ban cho ông ta ý muốn và bắt phục nó với một mong muốn là đáp lại mệnh lệnh đó. Đó là ý định của Đấng Christ để kêu Laxarơ sống lại, không có ai khác hay là Laxarơ có thể làm hỏng kế hoạch của Đấng Christ kêu ông sống lại.

Sự kêu Laxarơ sống lại là bức tranh sâu sắc trong sự cứu rỗi của chúng ta. Khi Đấng Christ đến với Tin Lành, Ngài đến tìm và cứu những kẻ bị mất, và bạn có thể tin tưởng rằng bất cứ ai mà Ngài đến để cứu sẽ được cứu! Không có cách nào chúng ta có thể làm hỏng ý định của Đức Chúa Trời! Đó không phải là một giáo lý lạ lùng hay sao?

Hãy suy nghĩ điều nầy: Giả sử bạn có một người thân chưa được cứu và đặc biệt người đó phản loạn và chống nghịch lại cùng Đức Chúa Trời. Người đó là một người gian ác và chai lì trong tội lỗi, nhưng bạn tiếp tục hi vọng sự cứu rỗi cho người đó bởi vì bạn thương người đó rất nhiều! Bạn cố gắng làm chứng cho người đó, nhưng người đó ưa thích tội lỗi của họ và không muốn nghe Tin Lành.

Nhưng bạn biết rằng ý định của Đức Chúa Trời sẽ không bị làm hỏng bởi ý định gian ác của con người. Nếu Đức Chúa Trời có ý định cứu người thân nầy, Ngài sẽ áp đặt ý định của Ngài trên ý của người thân cho nên đến kỳ hạn người nầy sẽ đến cùng Chúa Giêxu Christ. Người đó sẽ có một sự mong muốn đến cùng Ngài!

Biết được điều đó không phải là một phước hạnh tuyệt vời sao? Nếu không, bạn sẽ nhìn những người bạn và người thân chai lì trong tội lỗi của họ và bạn sẽ nói: "Tại sao phải cầu nguyện cho họ? Họ sẽ không bao giờ đáp lại đâu! Họ gian ác quá! Lương tâm của họ đã bị chai lì! Làm sao họ có thể đến với Tin Lành được?"

Nhưng ngợi khen Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta cách để đạt được của sự cầu nguyện! Đức Chúa Trời đã hứa rằng "người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều" (Giacơ 5:16). Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu nguyện cho những người chưa được cứu, và chúng ta phải cầu nguyện không thôi. Đức Chúa Trời hành động qua những lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta không biết người thân chưa được cứu nầy được chọn hay không; đó là việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng nếu người đó là người được chọn của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ hành động qua lời cầu nguyện của chúng ta, và Đức Chúa Trời sẽ áp đặt ý định Ngài trên ý định gian ác, chai lì, phản loạn của người thân chúng ta, mắt thuộc linh của người đó được mở ra và người đó sẽ bắt đầu đáp lại Tin Lành. Ô, thật lạ lùng làm sao! Thật phấn khởi khi biết rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn chịu trách nhiệm trong chương trình cứu rỗi, và cuối cùng người ta không có thể làm gì để Ngài bị thất bại trong bất cứ cách nào.

Nguyên tắc đẹp đẽ của phần thứ tư của nhóm từ TULIP, ân điển không thể cưỡng lại, thì an ủi chúng ta. Nó cho chúng ta sự bảo đảm khi chúng ta biết rằng ma quỉ không thể giữ bất ai trong xiềng xích mà người đó không có thể đến cùng Chúa Giêxu Christ nếu Đức Chúa Trời kéo người đó. Không ai có thể chống lại ý định của Đức Chúa Trời; nếu Đức Chúa Trời muốn cứu ai đó, người đó sẽ được cứu. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đức tin và sự ăn năn. Ma quỉ chắc chắn bất lực khi nó chống lại ý định mạnh mẽ của Đức Chúa Trời quyền năng tối cao và nhân từ! Thật là một sự bảo đảm phước hạnh mà chúng ta có! Ngợi khen Đức Chúa Trời!

Lần nữa lời cảnh cáo: Nếu chúng ta tin rằng con người có thể chống lại ý định của Đức Chúa Trời để cứu những ai mà Ngài dự định cứu, chúng ta sẽ có một tin lành ân điển cộng việc làm. Chúng ta tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã làm những gì Ngài phải làm và bây giờ tùy thuộc vào chúng ta hành động, nghĩa là, làm một công việc. Công việc mà sẽ hoàn tất chương trình cứu rỗi cho chúng ta là tin nhận hoặc chấp nhận những gì Đức Chúa Trời đưa ra bởi vì, không chừng Đức Chúa Trời sẽ không áp đặt ý định của Ngài trên chúng ta. Chúng ta có thể nhận được công trạng cho hành động nầy của chúng ta. Do vậy, Đức Chúa Trời đã làm phần của Ngài và chúng ta đã làm phần của chúng ta. Cùng nhau chúng ta hoàn tất sự cứu rỗi của chúng ta. Đấng Christ đã làm xong công việc chính vì Ngài trả cho tội lỗi của chúng ta, nhưng chỉ vì chúng ta chấp nhận Đấng Christ bởi ý chí tự do của chúng ta nên chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời trở thành có hiệu lực cho chúng ta. Thực tế rằng chúng ta có thể làm hỏng kế hoạch của Đức Chúa Trời cứu chúng ta bởi tỏ ra sự quan trọng của việc làm chúng ta đã làm trong việc tiếp nhận Đấng Christ.

Đường lối lập luận nầy sẽ dẫn chúng ta vào địa ngục. Công việc của chúng ta không liên quan gì đến sự cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta được cứu chỉ bởi ân điển mà thôi. Như chúng ta đã thấy lặp đi lặp lại trong bài nghiên cứu nầy, bất cứ kế hoạch cứu rỗi nào mà bao gồm ngay cả công việc nhỏ nhất về phần chúng ta thì không phải là sự cứu rỗi của Kinh Thánh. Lý do duy nhất chúng ta quay lại cùng Đấng Christ vì Cha kéo chúng ta. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta tai thuộc linh để nghe và đổi mới tấm lòng của chúng ta để tin nhận Ngài. Đó là sự quan trọng đời đời mà chúng ta hiểu rằng Đức Chúa Trời, bằng cách không có gì cưỡng lại được, kéo chúng ta đến với Ngài.

Chữ cái cuối cùng của nhóm từ, biểu hiệu cho Tính bền chí của các Thánh. Khái niệm nầy cũng được đề cập như: Một lần được cứu, luôn luôn được cứu. Có phải giáo lý nầy thuộc về Thánh Kinh không? Kế tiếp chúng ta sẽ tập trung sự chú ý của chúng ta vào vấn đề nầy, cũng được gọi là Sự bảo đảm đời đời.

Chương Sáu
Tính Bền Chí của Các Thánh

Người ta có thể bị mất sự cứu rỗi không? Đây là câu hỏi hay mèo nheo trong đời sống của nhiều người. Chúng ta hãy xem nếu chúng ta có thể khám phá ra sự dạy dỗ của Thánh Kinh liên quan đến đề tài sự bảo đảm đời đời, mà thỉnh thoảng được gọi là sự bền chí của các thánh.

Để trả lời cho câu hỏi về sự bảo đảm cho sự cứu rỗi của chúng ta, chúng ta nên bắt đầu với sự hiểu biết về bản chất của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời cung cấp cho chúng ta. Hình ảnh của một người không được cứu theo Thánh Kinh thì người đó là một tội nhân; người đó là nô lệ cho ma quỉ về cả hai thể xác và linh hồn. Toàn bộ người đó phản loạn và chống nghịch lại cùng Đức Chúa Trời. Toàn bộ bản chất của người đó là đồi trụy và tâm linh nghèo khổ (Giêrêmi 17:9, Rôma 3:11-20, Êphêsô 2:1-3). Như là kết quả của tội lỗi, người đó ở dưới bản án của sự chết. Kinh Thánh tuyên bố trong Rôma 6:23, "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết." Tính chất của sự chết không chỉ chết về thể xác, nó là đời đời ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Không có cách nào để đến được cùng Đức Chúa Trời thánh khiết trên trời trừ khi hình phạt cho tội lỗi, hình khổ đời đời, trước hết phải được đền trả.

Đức Chúa Trời Đã Cứu Chúng Ta Thoát Khỏi Điều Gì?

Điều nầy đưa chúng ta đến tính chất của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời cung cấp cho những ai được cứu. Đấng Christ đã đến như là một Đấng Trung Bảo, Đấng Cứu Chuộc, người thay thế cho chúng ta để trả cho tội lỗi của chúng ta. Để có thể đền trả cho tội lỗi của chúng ta, Ngài cần phải trở nên một người, bởi vì con người phạm tội vì thế con người phải đền trả sự hình phạt cho tội lỗi. Rất cần thiết cho Ngài phải là Đức Chúa Trời, bởi vì nếu Ngài không bằng Đức Chúa Trời Ngài phải ở trong địa ngục đời đời và gánh chịu cơn thạnh nộ rất lớn và khủng khiếp của Đức Chúa Trời khi Ngài tìm cách trả cho tội lỗi chúng ta.

Như là Đấng Trung Bảo, Ngài đã trở nên tội lỗi cho chúng ta (2Côrinhtô 5:21). Nghĩa là, Ngài mang lấy trên Ngài tất cả tội lỗi, toàn bộ bản chất tội lỗi của những ai đặt đức tin mình nơi Ngài. Như là người thay thế của chúng ta, bị chồng chất bởi tội lỗi của chúng ta, Ngài đứng trước ngôi phán xét của Đức Chúa Trời và bị kết án phạm tội.

Bởi vì Ngài trở nên có tội vì cớ tội lỗi của chúng ta, Đức Chúa Trời đổ cơn thạnh nộ mà chúng ta đáng phải chịu đời đời trong địa ngục lên trên Ngài. Chỉ vì Ngài là Đức Chúa Trời và cũng là người nên trong ba ngày ba đêm Ngài có thể gánh chịu sự chuộc tội một cách dữ dội đó, Ngài có thể đền trả hoàn toàn tất cả tội lỗi của chúng ta. Ngài thật là một Cứu Chúa tuyệt vời!

Vì thế chúng ta là những người đã kinh nghiệm sự cứu rỗi nầy bây giờ đứng trước mặt Đức Chúa Trời như là chúng ta đã trải qua cõi đời đời trong địa ngục để trả cho tội lỗi của chúng ta.

Một phạm nhân được thả ra khỏi tù sau khi đã trả xong cái giá đòi hỏi bởi luật pháp cho tội ác của người đó, đứng trước luật pháp không còn có tội cho sự vi phạm đó nữa.

Giống như vậy, sau khi chúng ta được cứu, luật pháp không còn có thể đòi hỏi chúng ta phải trả cho tội lỗi chúng ta nữa. Không bao giờ trong bất cứ cách nào chúng ta đứng như là một phạm nhân trước mặt Đức Chúa Trời nữa, bởi vì Cứu Chúa của chúng ta đã chuộc mọi tội mà chúng ta đã phạm và mỗi tội mà chúng ta sẽ phạm. Đấng Christ đã chuộc chúng ta ra khỏi địa ngục bằng cách trả cái giá địa ngục cho chúng ta. Vì thế, Kinh Thánh tuyên bố rằng "Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giêxu Christ" (Rôma 8:1). Chúng ta ở trong Ngài vì Ngài là người thay thế của chúng ta. Khi Chúa Giêxu của chúng ta lên thập tự giá giống như chúng ta cũng bị treo lên đó để trải qua cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời cho tội lỗi của chúng ta.

Kể từ khi Đấng Christ trả cho tất cả tội lỗi của chúng ta, không có cách nào chúng ta có thể phạm một tội làm cho chúng ta bị mất sự cứu rỗi của chúng ta. Bất cứ tội nào chúng ta có thể phạm thì đã được tính trước rồi bởi Đấng Christ khi Ngài trả cho tội lỗi của chúng ta. Như Giăng 5:24 dạy, chúng ta không đến sự phán xét. Vì thế, chúng ta được bảo đảm đời đời trong Đấng Christ. Một khi chúng ta thật sự được cứu, chúng ta không bao giờ có thể mất sự cứu rỗi đó bởi vì mỗi một tội lỗi mà chúng ta phạm đã được bôi xóa bởi huyết của Đấng Christ.

Chúng Ta Có Sự Sống Đời Đời

Kinh Thánh dạy rằng như là một kết quả của sự cứu rỗi, sẽ có một vài thay đổi xảy ra trong đời sống chúng ta mà kết quả đời đời đó nhấn mạnh rằng chúng ta không bao giờ có thể mất sự cứu rỗi của chúng ta. Giăng 3:15 nói rằng chúng ta có "sự sống đời đời." Nếu Đấng Christ lên thập tự giá chỉ để ban cho chúng ta sự sống, có thể tưởng tượng rằng chúng ta có thể phạm một tội và mất sự sống đó; nhưng bởi vì Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời, bởi tính chất của sự sống là đời đời, nó phải là vĩnh viễn muôn đời. Do vậy, không có tội nào chúng ta có thể phạm làm cho chúng ta bị mất sự sống đời đời. Lời tuyên bố chúng ta có sự sống đời đời ám chỉ rằng chúng ta không bao giờ có thể mất sự cứu rỗi của chúng ta.

Sự sống đời đời không phải chỉ là thời hạn thuộc về triết lý mà không có bản thể thật. Đúng hơn nó đề cập đến những điều trở nên rất thực chất và có thật trong đời sống chúng ta. Nó liên quan đến thực tế rằng trong một phần rất quan trọng của phẩm cách chúng ta, chúng ta được cứu trở nên vật thọ tạo mới. Chúng ta được phục sinh từ sự chết thuộc linh để bước vào sự sống đời đời.

Kinh Thánh dạy rằng trong thể chất thiết yếu của chúng ta, chúng ta có thân thể và linh hồn; chúng ta là những cá nhân thống nhất hoàn toàn. Thỉnh thoảng Kinh Thánh dùng chữ "tâm linh" khi nói về linh hồn hay thực thể tâm linh của con người. Khi con người có sự tồn tại tỉnh táo, như tất cả chúng ta có bên đây của phần mộ, chúng ta không thể thấy linh hồn của con người.

Dầu sao đi nữa, đối với sự chết của một cá nhân, sự chia rẽ giữa linh hồn và thể xác xảy ra. Trong một giây, toàn bộ một con người chứa đựng thân thể và linh hồn, và giây kế tiếp, chỉ có thân thể mà không có sự sống trong nó. Linh hồn là một phần thật của con người đó, cũng như là thân thể của người đó nhưng linh hồn tách ra và rời khỏi thể xác.

Một thí dụ về sự chia rẽ linh hồn và thể xác được tìm thấy trong sự chết của tên cướp trên thập tự giá. Chúa Giêxu nói với tên cướp, "Hôm nay ngươi sẽ ở với ta trong Barađi" (Luca 23:43). Một lát sau đó, Chúa Giêxu tuyên bố, "Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha" (Luca 23:46). Thời gian ngắn sau đó, thân thể của Chúa Giêxu được đặt trong mộ. Thân thể của tên cướp cũng được chôn, nhưng cả hai Chúa Giêxu và tên cướp thì hiện diện với Cha ở trên trời. Họ vào đó trong sự hiện hữu của linh hồn họ.

Sứ đồ Phao Lô nói về sự tách rời nầy dưới sự hà hơi của Thánh Linh, nhấn mạnh rằng ông "muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn" (2Côrinhtô 5:8). Lần nữa, trong Philíp 1:23-24 ông khẳng định một cách tự tin, "Tôi bị ép giữa hai bề muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn; nhưng tôi cứ ở trong xác thịt, ấy là sự cần hơn cho anh em." Thêm vào đó, chúng ta đọc trong Khải Huyền 20:4, "linh hồn của những kẻ đã phải chết chém vì sự làm chứng cho Đức Chúa Giêxu và vì lời Đức Chúa Trời,... Các người ấy được sống và trị vì với Đấng Christ trong một ngàn năm."

Lý do mà người tín hữu có thể đi ngay vào thiên đàng khi người đó qua đời là vì ở ngay giây phút người đó được cứu, người đó nhận được sự phục sinh của linh hồn. Trước khi được cứu, cả hai thân thể và linh hồn người đó chết về thuộc linh. Chúng ta thấy điều nầy một cách rõ ràng trong Chương 2, "Hư hỏng hoàn toàn." 1Phierơ 4:6 tuyên bố, "Vì ấy bởi điều đó mà Tin Lành cũng đã giảng ra cho kẻ chết." Hiển nhiên, Tin Lành thì không được giảng trong nghĩa trang nơi những thân xác nằm; đúng hơn nó được giảng khắp thế giới đến những người chết về tâm linh. Khi một người được cứu, người đó kinh nghiệm được sự phục sinh; thực tế vinh quang nầy được dạy một cách sâu sắc trong Kinh Thánh. Trong Côlôse 3:1 Đức Chúa Trời tuyên bố, "Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời." Cứu Chúa của chúng ta kinh nghiệm được sự phục sinh khi Ngài sống lại từ phần mộ. Từ khi chúng ta sống lại với Đấng Christ, chúng ta cũng kinh nghiệm được sự phục sinh.

Trong Êphêsô 2:4-6, Đức Chúa Trời phán:

"Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ - ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu - và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Giêxu Christ."

Thật đẹp đẽ vô cùng khi Đức Chúa Trời dạy rằng chúng ta được sống lại với Đấng Christ. Từ khi Đấng Christ sống lại, nghĩa là, Ngài đã kinh nghiệm được sự phục sinh, và từ khi chúng ta sống lại với Ngài, chúng ta cũng có kinh nghiệm của sự phục sinh.

Phần nào trong con người chúng ta đã kinh nghiệm sự phục sinh? Không phải là thân thể chúng ta. Thân thể chúng ta sẽ vào phần mộ khi chúng ta chết và chờ đợi để được phục sinh trong ngày sau rốt. 1Côrihtô 15 bàn về sự kiện phục sinh tuyệt vời của thân thể chúng ta.

Đó là bản thể linh hồn hay tâm linh của chúng ta mà chúng ta kinh nghiệm sự phục sinh, đó là tại sao khi thân thể của con người chết, người tín hữu có thể đi ngay vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Lúc chết người đó không thể đi vào thiên đàng để ở với Đức Chúa Trời trong thân thể của người đó, bởi vì thân thể người đó chưa phải là một thân thể thuộc linh toàn hảo đã được phục sinh (1Côrinhtô 15:42-44), nhưng linh hồn hay tâm linh người đó có thể đi ngay vào thiên đàng. Linh hồn của người đó đã được phục sinh kể từ giây phút người đó được cứu.

Sự phục sinh nầy được gọi là sự sống lại lần thứ nhất trong Khải Huyền 20:5-6, Đức Chúa Trời giải thích tại sao linh hồn của những người tử đạo có thể sống và trị vì với Đấng Christ. Những người tử đạo đã kinh nghiệm sự sống lại của linh hồn họ, sự sống lại lần thứ nhất, và vì thế, họ có thể đi vào sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời ngay tức thì sau khi chết. Về điều nầy, trong Khải Huyền 20:6, Đức Chúa Trời nhấn mạnh năm đặc tính của những người kinh nghiệm sự sống lại lần thứ nhất:

1. Họ được phước.
2. Họ là thánh.
3. Sự chết thứ hai không có quyền trên họ (Đức Chúa Trời dạy trong Khải Huyền 20:14 rằng sự chết thứ hai là địa ngục.)
4. Họ là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời.
5. Họ trị vì với Ngài.

Tất cả năm đặc tính áp dụng cho những người được cứu. Chúng ta được phước. Thí dụ, trong những điều mà thỉnh thoảng được gọi là "ơn phước," trong Mathiơ 5, Chúa của chúng ta nói về nhiều cách khác nhau mà những tín hữu được phước. Chúng ta được bảo trong 1Phierơ 2:9 rằng chúng ta là "một quốc gia thánh." Chúng ta được bảo rằng chúng ta sẽ không đến sự chết thứ hai, là địa ngục, trong Rôma 8:1, "Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giêxu Christ." Chúng ta được bảo rằng chúng ta là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời trong 1Phierơ 2:9, Đức Chúa Trời chép các ngươi "là chức thầy tế lễ nhà vua" (cũng đọc trong Khải Huyền 5:10). Chúng ta trị vì với Ngài. Êphêsô 1:20-22 chỉ cho chúng ta rằng Đấng Christ ngồi bên hữu của Đức Chúa Trời, cai trị trên mọi vật không những trong đời nầy, mà cũng trong đời hầu đến nữa, và Êphêsô 2;6 tuyên bố rằng chúng ta đồng ngồi với Ngài.

Chúng ta cũng đồng trị khi chúng ta phục vụ Ngài như là đại sứ trên mặt đất. Khải Huyền 5:10, "và Ngài đã làm cho những người ấy nên nước, và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời chúng ta, những người ấy sẽ trị vì trên mặt đất." Do vậy, chúng ta biết rằng sự sống lại lần thứ nhất áp dụng cho những ai đã kinh nghiệm được sự cứu rỗi.

Điều nầy giải thích tại sao người tín hữu có trong họ tình yêu bao la đối với Đức Chúa Trời và một mong muốn mạnh mẽ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta đọc trong 1Giăng 3:9, "Ai sanh bởi Đức Chúa Trời thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời." Về phần linh hồn chúng ta đã kinh nghiệm sự sanh ra mới, được sanh lại từ trên, kinh nghiệm được sự phục sinh, trở nên vật thọ tạo mới. Vì thế, trong bản thể của linh hồn, chúng ta sẽ không phạm tội nữa.

Chỉ vì thân thể chúng ta chưa kinh nghiệm sự phục sinh nên chúng ta vẫn bị rắc rối bởi tội lỗi. Trong thể xác của chúng ta, là một phần có thật giống như linh hồn, chúng ta vẫn ham muốn tội lỗi, và vì thế chúng ta được lệnh phải đóng đinh xác thịt và sự ham muốn của nó. Về phần linh hồn, mà cũng là một phần thật sự giống như thể xác chúng ta, đã kinh nghiệm sự phục sinh, chúng ta không bao giờ muốn phạm tội nữa. Qua sứ đồ Phao Lô, Đức Chúa Trời nói về sự vật lộn nầy trong đời sống của con cái của Đức Chúa Trời, trong Rôma 7:21-24:

"Vậy tôi thấy có luật nầy trong tôi: khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi. Vì theo người bề trong, tôi vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng; nhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là luật ở trong chi thể tôi vậy. Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?"

Khi chúng ta nhận biết rằng con cái của Đức Chúa Trời kinh nghiệm được sự phục sinh, chúng ta có thể hiểu sự xung đột tiếp tục trong đời sống của người được cứu. Chúng ta cũng hiểu tại sao Kinh Thánh tuyên bố trong 1Phierơ 4:6 rằng những tín hữu trong vòng những người được nghe giảng khi họ chết về thuộc linh và bây giờ "được sống theo Đức Chúa Trời về phần hồn." Trong tâm linh hay linh hồn của chúng ta kinh nghiệm được sự phục sinh và vì thế chúng ta có thể sống theo Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể hiểu tại sao Đức Chúa Trời tuyên bố trong 1Têsalônica 3:13 rằng khi Đấng Christ đến, Ngài sẽ đến với các thánh của Ngài. Lẽ thật nầy được nhấn mạnh thêm trong 1Têsalônica 4:14, Đức Chúa Trời hứa rằng khi Đấng Christ đến, "Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Giêxu Christ cùng đến với Ngài." Những người được cứu sau đó thì qua đời, nghĩa là họ ngủ, theo ngôn ngữ của Thánh Kinh. Thể xác của họ được chôn trong mồ chờ đợi sự sống lại trong ngày sau rốt, nhưng linh hồn họ tiếp tục trong sự sống đời đời. Sự chết đơn giản là thời điểm họ thay đổi chỗ ở. Lúc chết họ rời bỏ thể xác của họ, tiếp tục sống và trị vì với Đấng Christ trên Thiên đàng.

Tất cả những lời hứa và lẽ thật lạ lùng nầy là chắc chắn và xác thật bởi vì khi được cứu chúng ta nhận được sự sống đời đời. Tuyệt diệu thay là ân điển của Đức Chúa Trời để ban cho một sự cứu rỗi tuyệt vời như vậy! Chúng ta có thể thấy chắc chắn rằng bất cứ ai thật sự được cứu thì được bảo đảm đời đời.

Những người còn lại không được cứu thì chết trong tội lỗi của họ, giống như vậy, linh hồn rời khỏi thể xác lúc chết. Dầu sao đi nữa, trong sự hiện hữu của linh hồn, họ không thể đi vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời bởi vì họ không kinh nghiệm sự sống lại của linh hồn. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng lúc chết, người không được cứu đi vào một chỗ yên lặng (Thi Thiên 115:17). Họ không còn sự sống tỉnh táo nữa cho đến khi họ được sống lại vào ngày cuối cùng để chịu phán xét. Đức Chúa Trời nói về việc nầy trong Khải Huyền 20:5, "Còn những kẻ chết khác (người không được cứu) chẳng được sống (không có sự sống tỉnh táo) cho đến khi đủ một ngàn năm."

Nói một cách khác, khi những người không được cứu qua đời, điều kế tiếp mà họ nhận biết là sự sống lại trong ngày cuối cùng khi họ được sống lại để chịu phán xét. Sự phán xét đó thật sẽ đáng sợ biết bao! Đó là sự quan trọng đời đời khi chúng ta được cứu bây giờ, trong khi chúng ta vẫn sống trong thời kỳ ân điển. Hêbơrô 2:3, "mà nếu chúng ta trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?"

Trở lại với vấn đề sự bảo đảm đời đời mà người tin Chúa được hưởng, chúng ta tìm thấy nhiều phân đoạn dạy về lẽ thật tuyệt diệu nầy. Đức Chúa Trời tuyên bố trong Giăng 10:27-30 rằng chúng ta sẽ không bao giờ hư mất, và không ai cướp chúng ta khỏi tay Đức Chúa Trời. Trong Êphêsô 1:12-14, chúng ta có lời hứa rằng Đức Chúa Trời ban Đức Thánh Linh cho người tin như là của cầm về cơ nghiệp của họ. Trong Philíp 1:6 Kinh Thánh thành tín hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất công việc Ngài trong chúng ta. Trong những câu kết của Rôma đoạn 8, Đức Chúa Trời hứa không có gì có thể chia rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời. Chúng ta đọc những lời hứa nầy trong Rôma 8:35 và 37-39:

"Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm dáo chăng? . . . Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Giêxu Christ, là Chúa chúng ta."

Những câu nầy bảo chúng ta rằng chúng ta có thể có sự tin chắc về sự cứu rỗi của chúng ta. Khi chúng ta xem xét những câu nầy, làm sao chúng ta có thể nghĩ, dù chỉ trong giây lát, rằng chúng ta có thể mất sự cứu rỗi của chúng ta?

Còn Về Những Câu Hình Như Dạy rằng Chúng Ta Có Thể Mất Sự Cứu Rỗi Của Chúng Ta Thì Sao?

Có phải một số câu chỉ rõ rằng chúng ta có thể mất sự cứu rỗi của chúng ta? Về những phân đoạn như Hêbơrơ 6:4-8, Hêbơrơ 10:26-27, 2Phierơ 2:20, và Giăng 15:2-6 thì sao? Nếu chúng ta đọc những câu nầy một cách nông cạn và tách rời khỏi phần còn lại của Kinh Thánh, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng người tín hữu có thể mất sự cứu rỗi của họ. Dầu sao đi nữa, khi chúng ta đọc và tìm hiểu những câu nầy như chúng ta đáng phải làm, nghĩa là, nhìn xem những câu nầy dưới ánh sáng của mọi điều khác mà Kinh Thánh dạy, chúng ta biết rằng không có trường hợp những câu nầy có thể dạy rằng chúng ta có thể mất sự cứu rỗi của chúng ta. Nếu những câu nầy dạy rằng chúng ta có thể mất sự cứu rỗi của chúng ta, chúng nó có thể đưa ra một sự mâu thuẫn lớn với những phân đoạn khác của Thánh Kinh mà chỉ rõ tính chất của sự cứu rỗi chúng ta và những lời hứa của Đức Chúa Trời liên quan đến đặc tính đời đời của sự cứu rỗi chúng ta.

Thân Thể Của Đấng Christ: Cá Nhân và Tập Thể

Những câu mà hình như dạy rằng sự cứu rỗi của chúng ta có thể bị mất phải được đối diện. Những câu nầy cũng là một phần của Kinh Thánh. Chúng ta có thể hiểu những câu nầy nếu chúng ta giữ trong trí, như chúng ta đã học phần trước, rằng Kinh Thánh trình bày thân thể của Đấng Christ hoặc hội thánh trong hai cách. Thỉnh thoảng khi Kinh Thánh nói về thân thể của Đấng Christ thì nói về từng tín hữu được sanh lại một cách cá nhân. Dĩ nhiên những cá nhân nầy thì bảo đảm đời đời trong Đấng Christ, như chúng ta thấy trong những phân đoạn trước.

Kinh Thánh cũng trình bày thân thể của Đấng Christ như là một tập thể, nghĩa là, những thành viên trong tổ chức tuyên xưng sự mong muốn hầu việc Đức Chúa Trời. Đoàn thể hợp nhất được tìm thấy trong những giáo hội, giáo phái và những nhóm tín hữu được thành hình xuyên suốt thời kỳ Tân Ước tuyên bố rằng họ sẽ phục vụ Đức Chúa Giêxu Christ.

Trong vòng tập thể của những thành viên trong hội thánh có nhiều người không được sanh lại. Họ trở nên công dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời bởi sự đạo đức của hội viên hội thánh; một cách cá nhân họ không trở nên vật thọ tạo mới trong Đấng Christ, và Đấng Christ đã không trả cho tội lỗi của họ. Một cách cá nhân họ đã không nhìn nhận thực tế rằng họ bị phá sản về tâm linh, và sự thật rằng họ được cứu chỉ bởi ân điển mà thôi. Họ tin rằng bởi vì họ gia nhập vào giáo hội và cố tâm sống một đời sống thánh thiện, họ có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời. Họ có kiến thức về nhiều điều mà Kinh Thánh dạy. Họ biết Kinh Thánh tuyên bố rằng loài người thì đầy tội lỗi và ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Họ biết rằng Đấng Christ là con đường duy nhất nhưng về cá nhân Đấng Christ đã không trở thành phần bên trong mật thiết của họ. Họ vẫn ở trong tội lỗi của họ.

Ysơraên: Một Thí Dụ về Tập Thể Hợp Nhất Của Đức Chúa Trời

Ysơraên thời xưa là một thí dụ xuất sắc về tập thể thống nhất mà có cả hai người được cứu và không được cứu. Mỗi người Ysơraên tin chắc rằng họ được cứu và được công nhận trước mặt Đức Chúa Trời. Họ tin điều nầy trong cái nhìn thực tế rằng dân Ysơraên là dòng giống được lựa chọn, và cũng bởi vì họ giữ những lễ nghi luật pháp. Dầu sau đi nữa, Kinh Thánh dạy rằng hầu hết những người Ysơraên ở bất cứ thời gian nào trong lịch sữ đều không được cứu. Điều nầy tuyên bố gần như một cách sống động trong Hêbơrơ 3:15-19, Đức Chúa Trời phát biểu rằng họ không thể vào trong sự yên nghỉ của Ngài bởi vì họ không tin.

Phân đoạn nầy trong Hêbơrơ nhắc lại dân Ysơraên thời xưa khi họ ở trong đồng vắng trên đường đi đến xứ Canaan. Họ liên kết một cách thân thiết với Đức Chúa Trời khi Ngài hướng dẫn họ trong một đám mây ban ngày và trong một trụ lửa ban đêm. Họ uống nước ra từ hòn đá bằng phép lạ. Họ ăn mana đến từ trên trời. Họ được soi sáng liên quan đến ý chỉ của Đức Chúa Trời. Họ ở dưới sự lãnh đạo của Môise là một người điển hình cho Đấng Christ. Nhưng hầu hết họ không được cứu. Kinh Thánh ghi lại những điều nầy một cách buồn bã trong Hêbơrơ 3:9, "Vả, chúng ta thấy những người ấy không thể vào đó được vì cớ không tin," và sự giải thích trong Hêbơrơ 4:2, "những lời họ đã nghe không ích chi hết, vì trong khi nghe, chẳng lấy đức tin nhận lời đó thuộc về mình."

Về tập thể, họ là những thành viên của thân thể Đấng Christ. Về tập thể, họ được xem như thuộc về Đấng Christ. Về tập thể, họ là nàng dâu của Đấng Christ. Về tập thể, họ quen thuộc với những lời hứa của Đức Chúa Trời. Về tập thể, họ kinh nghiệm được nhiều phước hạnh của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ; nhưng về cá nhân họ không được cứu. Cá nhân họ không tin cậy Đức Chúa Trời với đức tin cứu rỗi. Vì thế họ là đối tượng cho địa ngục.

Trường hợp giống như vậy phổ biến trong giáo hội ngày hôm nay. Có một số thành viên trong giáo hội ở trong cương vị rất tốt. Có thể họ dạy Trường Chúa Nhật. Có thể họ là mục sư. Có thể họ cầu nguyện một cách sốt sắng. Có thể họ đọc Kinh Thánh. Có thể họ làm tất cả mọi điều mà những tín hữu thật làm, nhưng nếu họ không trở nên vật thọ tạo mới trong Đấng Christ, họ không được cứu. Đây là những người Đức Chúa Trời có trong cái nhìn của Ngài trong những phân đoạn như Hêbơrơ 6:4-8, Hêbơrơ 10:26-27, 2Phierơ 2:20, và Giăng 15:2,6. Giống như Nicôđem, là thành viên trung thành của giáo hội Giuđa trong thời kỳ của ông, họ phải được sanh lại từ trên trước khi họ có thể bước vào thiên đàng.

Hiển nhiên, những ai trong giáo hội mà không kinh nghiệm sự sanh lại nhưng tin rằng họ được cứu cũng nên tin rằng họ có thể sa ngã ra khỏi ân điển. Sự cứu rỗi họ đi theo là sự cứu rỗi mà họ mong đợi được tuyên bố rằng họ đáng giá trước mặt Đức Chúa Trời bởi vì tư cách hội viên trong giáo hội của họ hoặc bởi vì hành động của họ tưởng chừng như những Cơ Đốc Nhân tận tụy. Khi họ thôi không sống theo cách nầy nữa, họ không còn được xem như thuộc về thân thể của Đấng Christ. Thực tế là họ chưa bao giờ được cứu cả.

Giáo Lý cho rằng Chúng Ta Có Thể Mất Sự Cứu Rỗi là một Giáo Lý Nguy Hiểm

Giáo lý cho rằng chúng ta có thể sa ngã ra khỏi ân điển hoặc mất sự cứu rỗi của chúng ta thật sự rất nguy hiểm trong ý nghĩa, nó gây ảnh hưởng đến việc làm của chúng ta là nền tảng cho sự cứu rỗi. Nếu chúng ta tin rằng bởi ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta được cứu nhưng vì chính mình chúng ta yếu đuối và rời bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời, trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta bị lên án có tội, kết quả chúng ta tuyên bố rằng điều kiện cho sự cứu rỗi của chúng ta là làm những công việc lành. Nói một cách khác, chúng ta nghĩ chúng ta được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời trong vài khía cạnh nào đó, nhưng thật ra chúng ta cố gắng đạt được sự cứu rỗi của chúng ta bằng cách sống một loại đời sống thánh thiện nào đó.

Vì thế, một cách hiệu quả chúng ta sáng tạo ra kế hoạch cứu rỗi của chính chúng ta, nhờ đó chúng ta mới có thể xứng đáng với sự biệt đãi và sự cứu rỗi tiếp tục của Đức Chúa Trời bởi những hành động của chúng ta trong những công việc lành. Sự cứu rỗi của chúng ta, vì thế, không còn là sự ban cho nhân từ của ân điển Đức Chúa Trời - nghĩa là sự biệt đãi không xứng đáng của Đức Chúa Trời trên những tội nhân bị phá sản thuộc linh và bất lực - là điều mà chúng ta kiếm được bởi đời sống thánh thiện. Chúng ta rơi vào cái bẫy giống như người Do Thái mà Đức Chúa Trời chép trong Galati đoạn 5, những người khăng khăng rằng sự cắt bì là yêu cầu đòi hỏi cho sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời tuyên bố rằng những ai tin như vậy thì không ở dưới ân điển, nhưng ở dưới sự rủa sả của luật pháp. Êphêsô 2:8-10 tuyên bố chúng ta được cứu bởi ân điển và không phải bởi việc làm.

Những công việc của chúng ta không bao giờ có thể cứu chúng ta, bởi vì Kinh Thánh dạy rằng những công việc công bình nhất của chúng ta giống như áo nhớp dưới cái nhìn của Đức Chúa Trời (Êsai 64:6). Trong Giacơ 2:10, Đức Chúa Trời tuyên bố rằng nếu chúng ta phạm một tội nhỏ nhất của luật pháp, chúng ta vi phạm cả luật pháp của Đức Chúa Trời. Nói một cách khác, nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể được cứu bởi làm những việc lành, chúng ta đã lựa chọn đi theo một kế hoạch cứu rỗi qua đó chúng ta nhất định phải hoàn hảo trước mặt Ngài, Nếu chúng ta sai trệch trong một khía cạnh nhỏ nhất của tính chất hoàn hảo của luật pháp Đức Chúa Trời, ngay tức thì chúng ta rơi vào sự kết án của tội lỗi và sẽ bị quăng vào địa ngục. Ngợi khen Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi của chúng ta là bởi ân điển! Những công việc mà chúng ta làm là kết quả từ ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta.

Một số người lo sợ nếu chúng ta dạy rằng chúng ta không thể bị mất sự cứu rỗi của chúng ta, thì có người là tín hữu sẽ trở nên người phạm thượng và gian ác. Họ nghĩ rằng bởi vì những người như vậy đã có sự bảo đảm khi tin rằng Đấng Christ đã trả cho tất cả tội lỗi của người đó, vì thế người đó sẽ tận hưởng những điều vui thích trong tội lỗi.

Bất cứ ai thật sự trở thành con cái của Đức Chúa Trời sẽ nhận ra tính chất không thể có được của lời tuyên bố như vậy. Một con cái thật của Đức Chúa Trời thì được dựng nên mới trong Đấng Christ; người đó sống với một linh hồn phục sinh đời đời. Tội lỗi bây giờ là một sự ghê tởm cho người đó. Sự hăm dọa trừng phạt của Đức Chúa Trời không cần thiết là động cơ thúc đẩy người đó sống một đời sống thánh thiện. Một con cái của Đức Chúa Trời sẽ hết sức yêu mến Đức Chúa Trời, thành thật mong muốn làm đẹp lòng Ngài và vâng lời Ngài.

Trong con mắt của những người không được cứu, họ tham muốn phạm tội trong cả thân thể và linh hồn, tội lỗi thì rất hấp dẫn. Trong đời sống của những người tin Chúa thật, là những người đã nhận được sự phục sinh của linh hồn, có một sự xung đột dữ dội trong chính cá nhân của người đó khi người đó phạm tội. Trong linh hồn mới của người tin Chúa, họ cảm biết có tội nếu người đó nhường bước cho sự tham muốn bởi thân thể tội lỗi của họ. Những người tin Chúa tìm thấy rằng sự vui thích cao nhất của họ là vâng lời Đức Chúa Trời, bởi vì trong loại đời sống như vậy linh hồn của người đó lấy làm vui thích.

Hơn nữa, Đức Chúa Trời ở trong người đó. Người tín hữu là tài sản của Đức Chúa Trời, trong thực tế họ được chuộc bởi Đấng Christ. Đức Chúa Trời sẽ xử sự với người đó nếu người đó tiếp tục trong tội lỗi. Cho nên không thể xảy ra được cho người tín hữu đã được sanh lại từ trên lại sa ngã, và sống như người không được cứu như trước khi người đó trở nên vật thọ tạo mới trong Đấng Christ.

Bình An với Đức Chúa Trời

Vì thế, để kết luận chúng ta thấy rằng không có sự nghi ngờ gì về sự bảo đảm đời đời cho sự cứu rỗi của chúng ta. Thật là một an ủi lớn lao vô cùng cho những ai trong chúng ta đã kinh nghiệm được ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta! Chúng ta không bao giờ sống với cảm giác rằng chúng ta có thể phạm một tội mà chúng ta không biết, hoặc những tội mà chúng ta không cầu xin tha thứ một cách đặc biệt, cho nên phải vào địa ngục. Chúng ta sống với sự bình an của Đức Chúa Trời trong lòng của chúng ta, biết rằng chúng ta là con cái đời đời của Đức Chúa Trời. Chúng ta sống với sự vui mừng hết sức lớn lao đến từ sự nhận biết rằng Đấng Christ đã trả cho tất cả tội lỗi của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ phải trả lời với Đức Chúa Trời cho những tội lỗi của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ đứng trước ngôi phán xét của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giêxu Christ, người thay thế của chúng ta, Đấng Trung Bảo của chúng ta đã chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời thay thế cho chúng ta. Là người mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời mà đúng ra chúng ta đáng phải chịu! Sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta thật tuyệt vời làm sao!

Với sự ghi nhận đó chúng ta kết luận sự xem xét của chúng ta về Sự Bảo Đảm Đời Đời đề cập đến giáo lý một lần được cứu, luôn luôn được cứu. Chúng ta đã xem xét điều đó với tựa đề Tính Bền Chí của Các Thánh trong nhóm từ TULIP. Đến đây chấm dứt bài nghiên cứu về nhóm từ TULIP của chúng ta.

Chương Bảy
Kết Luận

Chúng ta đã chấm dứt bài nghiên cứu của chúng ta về chương trình cứu rỗi tuyệt vời của Đức Chúa Trời đã cung cấp. Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời thật sự có ý tốt khi ban sự cứu rỗi vào trong cả thế gian, và Ngài hứa rằng hễ ai tin nhận Ngài sẽ không bị hư mất nhưng có sự sống đời đời. Dầu sao đi nữa như chúng ta đã thấy, bởi vì con người chết trong tội lỗi của họ, nghĩa là, hoàn toàn phản loạn và chống nghịch lại cùng Đức Chúa Trời và là nô lệ cho ma quỉ, bởi tự ý riêng họ sẽ không bao giờ đáp lại Tin Lành. Nhưng trước khi sáng thế, Đấng Christ đã có một kế hoạch cứu rỗi chi tiết và phức tạp, qua đó Ngài biên tên những ai mà Ngài muốn cứu. Vì thế khi Tin Lành được giảng ra khắp thế gian, Đấng Christ đang tìm kiếm những người mà Ngài dự định cứu; và thật sự Ngài sẽ cứu họ.

Đức Chúa Trời là tối thượng trong việc nầy và không gì có thể làm hỏng ý định đời đời của Đức Chúa Trời. Những câu hỏi có thể được hỏi nữa: Tôi sẽ ở đâu nếu tôi chưa được cứu và không phải là một trong những người được chọn của Đức Chúa Trời? Có hi vọng rằng tôi có thể được cứu không?" Câu trả lời mà chúng ta phải đáp lại là chương trình lựa chọn của Đức Chúa Trời là việc của Đức Chúa Trời chớ không phải của chúng ta. Nếu chúng ta chưa được cứu, chỉ có một con đường hòa thuận lại cùng Đức Chúa Trời là qua Đức Chúa Giêxu Christ. Nếu chúng ta nhìn nhận tội lỗi của chúng ta, gieo mình vào sự thương xót của Đức Chúa Trời, và tin cậy Đấng Christ là Cứu Chúa của chúng ta, dù chúng ta nghĩ chúng ta được chọn hay không, chúng ta sẽ tìm thấy rằng chỉ có sự hi vọng trong huyết quí báu của Đấng Christ trên cây thập tự.

Nếu một người được chọn vào trong sự cứu rỗi, Đức Chúa Trời sẽ bắt phục ý muốn của người đó, người đó sẽ muốn được cứu. Trong linh hồn đã được sanh lại người đó sẽ không bao giờ muốn phạm tội nữa. Nếu một người không được định trước cho sự cứu rỗi, người đó sẽ không có chút gì thích thú trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Người đó có thể cố gắng tạo ra một kế hoạch cứu rỗi bởi chính họ, nhưng người đó sẽ không chú ý gì đến kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Tôi được nhắc nhở về nhà cải chánh Martin Luther, khi ông còn là một đứa trẻ, ông đọc trong bài viết của Thánh Augustine liên quan đến sự lựa chọn và thuyết tiền định dựa vào lời Thánh Kinh được viết bởi Phao Lô. Luther vật lộn trong sự đau đớn tột cùng với ý nghĩ khủng khiếp rằng ngay cả ông ta muốn được cứu và trung tín, có lẽ ông không phải là một người được chọn để được tiền định cho sự cứu rỗi. Chỉ suy nghĩ rằng ông không phải là một trong những người được chọn của Đức Chúa Trời gây cho ông sự đau buồn vô cùng.

Trong những giọt nước mắt lo lắng, ông mang điều quan tâm nầy đến vị mục sư khả kính của ông, mục sư bảo ông, "Martin, hãy ngừng lo lắng về những vấn đề thần học quá cao nầy! Thay vào đó, nhìn xem sự đổ huyết quí báu của Đấng Christ nơi thập tự giá đã đổ ra cho tội lỗi của bạn! Đó là nơi sự tha thứ chiếm ngự! Hãy nhìn xem huyết của Chúa Giêxu đã đổ ra trên thập giá cho sự tha thứ tội lỗi của bạn và cho sự cứu rỗi của bạn!" Vâng, sự cứu rỗi thật sự tìm thấy nơi thập tự. Hãy nhìn xem Chúa và Cứu Chúa cao quí, Giêxu Christ! Tìm thấy sự tha thứ và sự cứu rỗi của bạn trong sự đổ huyết của Ngài nơi thập tự giá.

Lời khuyên bảo cho Luther cũng là lời khuyên tốt cho chúng ta khi chúng ta vật lộn với những câu hỏi như vậy. Bạn thấy không, vào thời điểm chúng ta cảm thấy lo lắng, Đức Chúa Trời đang thực tế kêu gọi. Ở điểm đó, đừng lo lắng về thuyết tiền định hay sự lựa chọn! Chỉ tin cậy Chúa Giêxu! Ngài đến tìm và cứu những kẻ bị mất. Khi bạn nhìn nhận rằng bạn phải đi vào địa ngục cho tội lỗi của bạn, bạn không muốn điều đó, nhưng bạn muốn trải qua cõi đời đời trong sự vui mừng ca ngợi Đức Chúa Trời cao cả và trong sự thông công của các thánh, bạn chỉ đơn giản gieo mình vào sự thương xót của Đức Chúa Trời và van xin sự cứu rỗi yêu thương qua huyết của Chúa Giêxu Christ. Bạn có thể tin chắc vào thực tế rằng bạn sẽ được cứu!

Đức Chúa Trời dạy rõ ràng rằng nếu bạn tìm kiếm Ngài hết lòng (Phục Truyền 4:29), bạn sẽ được cứu. "Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho" (Mathiơ 7:7). "Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép (quyền và đặc ân) trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy" (Giăng 2:12-13).

Sau khi bạn được cứu, bạn sẽ muốn học Kinh Thánh; và khi bạn đọc nó bạn sẽ nhận ra rằng lúc bạn muốn được cứu bởi vì Đức Chúa Trời kéo bạn đến. Ngài đã lựa chọn bạn. Ngài đã làm công việc ân điển của Ngài trong lòng bạn. Bạn được sanh lại bởi ý muốn của Đức Chúa Trời.

Giáo lý của sự lựa chọn không làm hỏng sự kêu gọi của Tin Lành trong bất cứ cách nào. Nó quả là chương trình bảo hiểm bảo đảm cho chương trình Tin Lành của Đức Chúa Trời sẽ được thành công. Thật ra trong cách nói có ý nghĩa sâu sắc hơn, đó là sự đổ huyết của Chúa Giêxu bảo đảm rằng chương trình Tin Lành của Đức Chúa Trời sẽ được thành công.

Khi được cứu bạn sẽ nhường cho Đức Chúa Trời quay bạn ra khỏi chương trình cứu rỗi của chính bạn và làm cho bạn trở nên một phần trong chương trình cứu rỗi của Ngài. Nếu bạn chịu nhường ý chí của bạn trong sự ăn năn cùng Đức Chúa Trời qua Đấng Christ, khi Đức Chúa Trời cho quyền bạn để làm, rồi thì huyết của Chúa Giêxu đổ nơi thập tự giá theo chương trình lựa chọn và tiền định của Đức Chúa Trời sẽ bảo đảm một cách chắc chắn rằng bạn sẽ được cứu.

Tôi tin rằng bài nghiên cứu nầy sẽ giúp tất cả chúng ta nhận được một sự cảm kích to lớn hơn về một Đức Chúa Trời yêu thương, vĩ đại, tuyệt vời mà chúng ta có! Ngài là tối cao trong mỗi khía cạnh của đời sống chúng ta. Ngợi khen Đức Chúa Trời cho chương trình cứu rỗi tuyệt vời của Ngài!

Harold Camping

Thánh Kinh | Bài Học Kinh Thánh | Đời Sống & Đức Tin | Tìm Hiểu Tin Lành

Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến. (Mathiơ 24:14)